Câu 1. Tục lì xì (mừng tuổi) vào dịp năm mới có nguồn gốc từ nước nào?
Lì xì vào dịp năm mới là truyền thống văn hóa khá phổ biến ở các nước Á Đông. Tục này xuất phát từ Trung Quốc.
|
Câu 2. Lì xì năm mới thế nào cho đúng ý nghĩa?
Quan niệm của người Á Đông cho rằng dịp năm mới nên lì xì bằng tiền lẻ để đồng tiền đó vừa mang tới may mắn, vừa có khả năng sinh sôi nảy nở.
|
Câu 3. Người nhận tiền lì xì trong văn hóa truyền thống là?
Theo văn hóa truyền thống, người được nhận lì xì vào dịp năm mới là trẻ em và người già.
|
Câu 4. Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết...?
Trước khi có ngày nhà giáo 20/11, người Việt đã coi mùng 3 tháng Giêng là một dịp quan trọng nhất để học trò đến thăm hỏi những người thầy từng dạy dỗ mình. |
Câu 5. “Đi sêu” là tục gì trong dịp Tết Nguyên Đán?
“Đi sêu” là tục con rể tương lai đến nhà bố mẹ vợ tương lai để chúc Tết vào ngày mùng 2 Tết.
|
Câu 6. “Chính Đán” là ngày mùng mấy Tết Nguyên đán?
Sáng mùng một Tết còn được gọi là ngày “Chính Đán”. Trong ngày này, mọi người sẽ tụ tập đông đủ để chúc thọ bố mẹ và những bậc cao niên.
|
Câu 7. Tục “hóa vàng” trong dịp Tết mang ý nghĩa gì?
Tục “hóa vàng” thường được tiến hành vào ngày mùng 4 hoặc 5 Tết. Trong ngày này, các gia đình sẽ làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết cùng con cháu, chia tay tổ tiên quay trở về với cõi âm.
|
Câu 8. Theo phong tục truyền thống, ngày “Khai hạ” vào dịp Tết, người Việt sẽ làm gì?
Ngày Khai hạ diễn ra vào mùng 6 hoặc 7 Tết. Theo phong tục, người ta sẽ hạ cây Nêu. Lễ Tết đến đây cũng chính thức khép lại.
|