Để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và cân bằng dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) và sử dụng ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm.
Một thực đơn bữa trưa với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng. |
Các nhóm thực phẩm này gồm: Lương thực; các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc...); sữa và các sản phẩm từ sữa; thịt cá và hải sản; trứng và các sản phẩm từ trứng; rau củ quả có màu xanh thẫm, màu cam hay đỏ; các loại rau củ khác (su hào, củ cải); dầu ăn và mỡ.
Việc sử dụng ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm nêu trên sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ bổ sung các loại vitamin và khoáng chất qua bữa ăn, để trẻ hấp thu tốt và khỏe mạnh hơn.
Bố mẹ nên đa dạng hóa thực đơn hàng ngày để trẻ ăn ngon miệng hơn. |
Trong thời gian nghỉ hè và cũng là mùa dịch bệnh, phụ huynh cần quan tâm tới bữa ăn của con, để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý từ phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, thuộc dự án "Bữa ăn học đường" do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Bộ GD&ĐT triển khai.
Các thực đơn trong phần mềm được tính toán cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, cân đối giữa 4 nhóm chất và kết hợp thực phẩm đa dạng (trên 10 loại, không gồm gia vị), cũng như lựa chọn nguyên liệu tốt cho sức đề kháng của trẻ. Các thực đơn này đã được khảo sát, phân tích, phát triển công thức, thực nghiệm và điều chỉnh kỹ càng, sau đó được thông qua bởi hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Bộ GD&ĐT.
Các thực đơn từ phần mềm đều cân bằng dinh dưỡng, dễ chế biến. |
Theo ban dự án, trong mùa dịch bệnh, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nên được bổ sung các loại thực phẩm giàu protein nhằm hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch.
Trong đó, các loại thịt đỏ như thịt heo, bò rất giàu sắt, có khả năng chống thiếu máu. Các loại thịt trắng như thịt gà chứa nhiều vitamin B, có lợi cho miễn dịch đường ruột và tăng sức đề kháng. Kẽm - vi chất giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch - có nhiều ở các loại cá và động vật có vỏ.
Thực đơn cân bằng dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. |
Bên cạnh đó, vitamin C trong các loại rau củ quả là chìa khóa để tăng cường hệ miễn dịch nhờ khả năng tăng sản xuất bạch cầu, chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus. Các loại thực phẩm đặc biệt giàu vitamin C gồm: Ớt chuông (đỏ, xanh), súp lơ/bông cải (xanh, trắng), các loại quả họ nhà cam (cam, quýt, bưởi), ổi, thanh long, kiwi...
Vitamin A cũng là một vi chất thiết yếu trong tăng cường sức khỏe do tham gia vào các quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thời gian bệnh cũng lâu hơn và thậm chí là nặng hơn. Các nhóm thực phẩm giàu vitamin A hoặc tiền vitamin A gồm: Củ quả màu cam hoặc đỏ thẫm như gấc, cà rốt, rau diếp, bí ngô, cà chua, dưa hấu, đu đủ...
Thực đơn giàu vitamin A, tăng sức đề kháng cho trẻ. |
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần nhắc nhở các em uống đủ nước và nên uống nước ấm. Thiếu nước, khô họng có thể tạo điều kiện vi khuẩn và virus xâm nhập, gây nên các bệnh về hô hấp.
Phụ huynh cũng hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; đồng thời cùng con tìm hiểu thêm về dinh dưỡng để trẻ biết cách lựa chọn các thực phẩm tốt, xây dựng lối sống sinh hoạt khỏe mạnh như tập thể dục, ngủ đủ giấc…
Dự án "Bữa ăn học đường" được triển khai từ năm 2012, gồm các nội dung trọng tâm: Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng; áp phích giáo dục dinh dưỡng “Ba phút thay đổi nhận thức”; và xây dựng mô hình bếp ăn bán trú theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Tính đến tháng 7, dự án đã được triển khai tại hơn 4.000 trường tiểu học bán trú thuộc 62 tỉnh thành trên toàn quốc. Chương trình đã xây dựng thành công hai mô hình bếp ăn mẫu bán trú tại TP.HCM và Lạng Sơn. Năm 2019, "Bữa ăn học đường" tiếp tục được Chính phủ Nhật Bản viện trợ xây dựng thêm hai mô hình bếp mới. Để biết thêm thông tin về dự án, bạn đọc truy cập website hoặc nhấn quan tâm trang thông tin.
Bình luận