Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội: Sĩ tử ôn thi lớp 10, cả tầng chung cư phải 'đi nhẹ, nói khẽ'

Tỷ lệ học sinh dự tuyển vào trường THPT công lập ở Hà Nội tăng cao tạo áp lực lớn không chỉ cho thí sinh mà cả gia đình.

So với các tỉnh thành khác, tại Hà Nội, kỳ thi THPT được đánh giá là khốc liệt hơn bởi năm nay, chỉ 55,7% thí sinh có cơ hội vào lớp 10 công lập. Kỳ thi chuyển cấp trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều gia đình, căng thẳng hơn thi đại học.

Gia đình chị Nguyễn Hải Yến (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con gái dự thi lớp 10 năm nay. Hàng ngày, ngoài học trên lớp, con gái chị còn tham gia các buổi học thêm. Có những ngày, nữ sinh này phải làm đề, ôn thi tới 2h.

Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, chị Yến chia sẻ: “Thời gian này vợ chồng tôi phải 'đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên' không dám nói nhiều sợ ảnh hưởng đến tâm lý con. Để con tập trung ôn thi tốt nhất, không bị làm phiền, chị Yến gửi bé thứ 2 (4 tuổi) sang nhà ông bà ngoại".

Không chỉ vậy, chị Yến ở chung cư, vì vậy vào các buổi tối, trẻ thường đùa nghịch ồn ào, đặc biệt giai đoạn này các cháu vừa được nghỉ hè. Để con có không gian yên tĩnh, tập trung ôn thi, chị đã sang nhờ hàng xóm nhắc nhở trẻ giữ yên tĩnh.

"Hàng xóm đều thông cảm cho hoàn cảnh của gia đình tôi. Mọi người đều rất hợp tác, tạo điều kiện cho con gái tôi ôn thi", chị nói.

Cùng cảnh có con thi vào lớp 10 năm nay, chị Trần Thu Trang (quận Cầu Giấy) cho biết kỳ thi của con khiến chị mất ngủ nhiều tuần, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, hay cáu gắt vô cớ. Chồng chị đưa vợ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

"Sức học của con bình thường nên sau thời gian lựa chọn, tôi và cháu quyết định đặt nguyện vọng vào trường vừa sức. Tuy nhiên, năm nay trường vừa sức bỗng nhiên tỷ lệ chọi lại tăng cao gấp đôi năm ngoái. Con căng thẳng, tâm trạng mẹ cũng chẳng khá gì hơn", chị nói trong lo âu.

Em Đỗ Mỹ Linh (Hà Nội) đăng ký nguyện vọng vào trường THPT Trung Văn nhưng năm nay tỷ lệ chọi bất ngờ tăng cao. Áp lực tỷ lệ chọi, Linh mất ăn, mất ngủ.

Dù bố mẹ động viên không cần quá lo lắng, bản thân Linh rất khó thoải mái. Ngoài thời gian ăn, ngủ giữ sức khỏe, Linh tập trung ôn tập, hệ thống lại kiến thức các môn thi và nỗ lực làm 5 đề một ngày.

Không khó để bắt gặp cảnh cả nhà "chạy sô" tại các gia đình có con thi vào lớp 10 ở Hà Nội. "Lịch của tôi giờ điều chỉnh theo lịch các lớp học thêm, lớp ôn thi của con trai", chị Minh (Hà Đông) than thở.

Giữa 2 ca học không kịp về nhà ăn uống, chị đành mua bánh mì, hộp sữa cho con lấy sức để chạy sang lớp học thêm thứ 2. Hôm nào thầy cô chữa đề, tan học muộn, gần 23h cả hai mẹ con mới về tới nhà.

Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 17/5 vừa qua đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10 công lập năm học 2023-2024. Trong 117 trường THPT công lập, trường Tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ có tỷ lệ chọi cao nhất - 1/3,55, tức cứ bốn thí sinh mới có một em trúng tuyển.

Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2022-2023 dự kiến toàn thành phố có 129.210 học sinh dự xét công nhận tốt nghiệp THCS.

Năm 2023, qua thống kê mới nhất, số lượng học sinh Hà Nội đăng ký thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2023-2024 là gần 105.000 em. Trong khi, số chỉ tiêu tuyển vào các trường THPT khoảng 72.000.

Trừ thêm số học sinh lựa chọn theo học các trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố, khoảng 33.000 em còn lại sẽ không có cơ hội vào các trường công lập của Hà Nội. Vì vậy, năm nay, cuộc đua giành một tấm vé vào cổng trường công lập được đánh giá là "nóng" hơn nhiều năm trước.

Cô giáo Lương Thu Thủy, giáo viên trường THCS Trưng Vương (Hà Nội), cho biết thời gian kỳ thi sắp đến, phụ huynh cần lắng nghe những tâm tư của con, tâm sự, giải tỏa căng thẳng để giúp các em an tâm hơn.

Bản thân phụ huynh cũng không nên căng thẳng, áp lực quá mức có thể ảnh hưởng đến tinh thần các em.

Đối với thí sinh, cô Thủy khuyên nên lướt lại toàn bộ kiến thức cần thiết cho kỳ thi, có thể xây dựng dưới dạng sơ đồ, sau đó xem phương pháp của mỗi dạng bài, câu hỏi. Bản thân học sinh cần luyện đề tổng hợp, tự mình đánh giá kiến thức và rèn kỹ năng làm bài.

Đặc biệt, các em không nên thức quá khuya để luyện đề. Càng gần ngày thi, các em học sinh cần giữ gìn sức khỏe, tránh tinh thần uể oải, mất thăng bằng dẫn tới căng thẳng, lo âu.

Tương tự, bà Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa, cho biết: “Học sinh không nên hoang mang trước thông tin về tỷ lệ chọi. Các em nên nhìn vào điểm chuẩn của các năm học trước để đánh giá độ khó. Thay vì phân tâm, học sinh cần giữ sức khoẻ, sự bình tĩnh để tập trung ôn tập, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu của bản thân”.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Con ôn thi vào lớp 6, mẹ cũng phải học bài

Trước thềm tuyển sinh lớp 6 tại các trường chuyên ở Hà Nội và TP.HCM, dù bận rộn, nhiều phụ huynh vẫn dành thời gian để cùng con luyện đề, ôn tập kiến thức.

https://vietnamnet.vn/co-con-sap-thi-vao-lop-10-nam-2023-phu-huynh-cang-thang-mac-roi-loan-lo-au-2145078.html

Hoàng Thanh / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm