Hai bé trai được chuyển từ tuyến tỉnh đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM trong tình trạng trụy mạch, sốc rất nặng nề, có nguy cơ tử vong rất cao vì mắc bệnh tay chân miệng độ 4 (độ nặng nhất). Bệnh nhi được chuyển lên tuyến trên vì bệnh tình có chuyển biến nặng, vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới.
Trường hợp đầu tiên là bé trai Đ.T.C (2 tuổi, quê Cà Mau) nhập viện địa phương vì phát hiện sốt ban hồng tay chân. Sau đó, bé C. được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau. Mặc dù đã được điều trị tích cực, diễn tiến bệnh của bé ngày càng nặng. Sau khi hội chẩn, bé C. được đặt nội khí quản và nhanh chóng chuyển khẩn cấp lên Bệnh viện Nhi Đồng 1.
PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi C. trong tình trạng trụy mạch, huyết áp không ổn định, diễn tiến bệnh nguy kịch.
Sau khi lọc máu, thở máy bé trai đã qua cơn nguy kịch. |
Ngay lập tức, bé được thở máy, truyền thuốc vận mạch. Sau 6 giờ, tình trạng mạch, huyết áp ổn định. Trải qua gần 2 ngày lọc máu, bé đã qua cơn nguy kịch. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, cai máy thở.
Trường hợp thứ hai là bé trai N.T.T. (2 tuổi, quê Cần Thơ), nhập bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ trong tình trạng nổi ban tay chân và có bệnh sử sốt. Do diễn tiến bệnh phức tạp, sau khi hội chẩn, bé T. được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng tổn thương huyết động học.
Sau khi thở máy, truyền thuốc vận mạch và lọc máu, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch. Hiện tại tình trạng của bé T. dần ổn định.
PGS.TS Phạm Văn Quang cho biết đây là hai trường hợp bệnh tay chân miệng rất nặng, diễn tiến độ 4, độ nặng nhất, cần phải lọc máu.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ, như:
- Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh.
-