Trưa 14/3, theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, hai trong số những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam đã có những chuyển biến sức khỏe tích cực.
Trong đó, BN1823 (65 tuổi, có địa chỉ ở Chiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội), đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã ngừng ECMO ngày thứ 2. Hiện tại, bệnh nhân phải thở máy, tình hình huyết động và các chức năng cơ quan khác khá ổn. BN1823 tiếp tục được chăm sóc hô hấp, dinh dưỡng, tập vận động phục hồi chức năng và cai dần máy thở.
Trường hợp thứ 2 là BN1536 (79 tuổi, từ Mỹ nhập cảnh về Việt Nam), đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Bà đã cai ECMO và máy thở, sức khỏe dần hồi phục.
Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19, mang tới hy vọng với cho công cuộc chống lại đại dịch. Ảnh: Chí Hùng. |
Trước đó, hai bệnh nhân này đều có thời gian điều trị dài. BN1823 bị tiểu đường, bắt đầu suy hô hấp từ ngày 7/2. Đến ngày 9/2, bệnh nhân phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO. Bệnh nhân đã có 5 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được các bác sĩ tiên lượng nguy kịch. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được sử dụng an thần giãn cơ thở theo máy, còn phù vùng thấp ít, phù vùng ngực bụng.
Ngày 4/3, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định bệnh nhân này bị tổn thương gần hết phổi, chưa có tiển triển dù đã nhập viện gần 2 tháng.
Với trường hợp BN1536, Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, từng nhận định bà có tình trạng nặng hơn bệnh nhân 91 (phi công người Anh). Bệnh nhân này 79 tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường.
"Tất cả trang thiết bị hiện đại, thuốc hiếm, xét nghiệm chuyên sâu, dinh dưỡng..., tốt nhất đều đã được huy động điều trị cho bệnh nhân này. Tuy nhiên, qua 40 ngày điều trị, chạy ECMO từ 2/2, bệnh nhân vẫn có dấu hiệu suy thận tăng dần, vô niệu, xét nghiệm protein niệu 10 g/L, khả năng chẩn đoán hội chứng thận hư thứ phát... Tiên lượng tử vong rất cao", ông Khuê cho biết trong cuộc hội chẩn ngày 24/2.
Nhận định về tình trạng họ phải điều trị dài ngày, bác sĩ Đồng Phú Khiêm cho rằng khi điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng không nên nôn nóng. Việt Nam từng có những bệnh nhân phải chạy ECMO đến 60-70 ngày nhưng đã hồi phục. Do đó, các bác sĩ cần đánh giá thận trọng để có phương án điều trị tốt nhất.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.