Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai học sinh ở TP.HCM nhập viện sau khi ăn mỳ Ý sốt cà

Cả 2 học sinh này đều có triệu chứng tiêu hoá sau khi ăn mỳ Ý tại bếp ăn bán trú của nhà trường và được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 trong cùng ngày.

Cả hai học sinh đều có triệu chứng nôn ói sau khi ăn mỳ Ý tại bến ăn bán trú của nhà trường. Ảnh minh hoạ: Unsplash.

Sáng 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thông tin về 2 ca có triệu chứng đường ruột báo cáo lên Sở Y tế TP.HCM do nhận thấy có khả năng liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, ngày 4/5, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 2, đã tiếp nhận điều trị nội trú 2 trẻ có triệu chứng đường tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Theo chia sẻ của người nhà, không chỉ 2 bé, các bạn trong lớp cũng có triệu chứng tương tự sau bữa ăn trưa.

Trường hợp đầu tiên là bé trai (9 tuổi, ngụ tại quận 4) nhập viện lúc 13h50. Lúc vào viện, trẻ nhiễm được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn không mất nước, viêm họng cấp, theo dõi ngộ độc thực phẩm. Điều tra bệnh sử, bé đang điều trị ngoại trú với chẩn đoán viêm họng cấp.

Ngày 3/5, gia đình thấy trẻ sốt cao, nôn 8 lần, tiêu lỏng, không đau bụng. Theo lời người nhà, trường học của bé cũng xuất hiện 6 trường hợp cũng sốt, ói sau ăn trưa cùng ngày với mỳ Ý sốt cà ở trường.

Sau nhập viện, bệnh nhi tỉnh, không sốt, không ói thêm, tiêu lỏng 10 lần, phân vàng nước lợn cợn, không nhầy máu. Kết quả siêu âm các quai ruột nhiều dịch, tăng nhu động, được điều trị kháng sinh và uống Oresol bù nước.

Trường hợp thứ 2 là bé gái (11 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) nhập viện lúc 17h. Lúc vào viện, trẻ được chẩn đoán ói cấp, theo dõi viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm

Tối trước đó, bé đau bụng quanh rốn, ói ra thức ăn cũ từ trưa 3 lần, không sốt, không tiêu lỏng. Người nhà cho biết trẻ có ăn trưa cùng ngày với mỳ Ý sốt cà ở trường do học bán trú.

Hôm sau, bé vẫn trẻ ói ra thức ăn và dịch xanh 5 lần, chưa đi tiêu, được gia đình đưa vào bệnh viện. Sau nhập viện, bệnh nhi tỉnh, không sốt, không ói, không đau bụng thêm, không dấu mất nước. Kết quả siêu âm các quai ruột nhiều dịch và hơi, xét nghiệm bệnh phẩm tìm tác nhân chưa có kết quả, được điều trị kháng sinh và oresol bù nước.

Hai trường hợp này xét nghiệm bệnh phẩm kết quả không có tác nhân gây bệnh. Hiện tại, bệnh viện không ghi nhận thêm các ca bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan đến các trường hợp trên.

Theo PGS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, trong TP.HCM đang ở thời điểm nóng nhất, tiềm ẩn nhiều mối nguy về an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn của trường học, hàng rong ngoài trường. Do đó, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm năm nay, TP.HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học chứ không còn kiểm tra báo trước.

Đoàn liên ngành sẽ tăng cường kiểm tra các bếp ăn trường học trên địa bàn thành phố từ ngày 15/4 đến 15/5. Trong đợi kiểm tra này, Sở sẽ tập trung nhiều hơn vào mảng trường học.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Znews giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.

Bệnh tay chân miệng tăng mạnh ở Đồng Nai

Trong tuần cuối của tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, số ca bệnh tay chân miệng ghi nhận tại Đồng Nai tăng đến 177,78% so với tuần cùng kỳ 2023.

Linh Thuỳ

Bạn có thể quan tâm