Vi khuẩn Salmonella thường là tác nhân của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, thường gặp trong trứng gà sống bị nhiễm khuẩn. Ảnh: Unsplash |
Ngày 6/5, kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết mẫu phân của bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi, Đồng Nai) có chứa vi khuẩn Salmonella. Đi cùng kết quả xét nghiệm, em M. được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trước đó, M. nhập viện vì sốt, đau bụng tiêu chảy phân lỏng xanh trong 3 ngày. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy em có tình trạng nhiễm trùng.
M. được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Sau khi được tích cực điều trị kháng sinh và các thuốc hỗ trợ, tình trạng của em đã thuyên giảm
Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đang điều trị cho hai trường hợp bị ngộ độc nặng là bé N.H.T.A. (13 tuổi) và T.G.H. (6 tuổi).
Bé H. là trường hợp nặng nhất trong số hàng trăm người liên quan vụ ngộ độc nghi sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai. Hiện em H. được lọc máu, thở máy và dùng thuốc vận mạch để trợ tim, nhưng vẫn tiên lượng nặng.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến ngày 6/5, địa phương này ghi nhận 560 người nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì sau khi ăn bánh mì Băng tại TP Long Khánh, Đồng Nai. Các nạn nhân đều nhập viện với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốt.
Salmonella là vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài và bị phá hủy trong quá trình tiệt trùng thực phẩm. Tuy nhiên, Salmonella có thể sót trong một thời gian dài ở các thực phẩm khô, ướp lạnh....
Người nhiễm khuẩn salmonella có thể có các triệu chứng đau bụng, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh cũng có các dấu hiệu mất nước như giảm tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu, khô miệng hoặc đi tiêu ra máu.
Trong đó, mất nước do tiêu chảy là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Trẻ rất nhỏ có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong một ngày dẫn đến tử vong.
Sách hay về sức khỏe con người
Giáo sư ngành miễn dịch học tại Đại học Manchester (Anh) Daniel M. Davis đã cung cấp góc nhìn khoa học về hệ miễn dịch trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người.
Để giúp bạn đọc dễ hiểu về hệ miễn dịch, tác giả lấy ví dụ về phản ứng của cơ thể với vết cắt hay nhiễm trùng. Khi đó, bên dưới da đã “diễn ra điều kỳ diệu”, các tế bào di chuyển đến để chống lại mầm bệnh, cũng như sửa chữa tổn thương và đối phó với các mảnh mô bị hư tổn. Những diễn tiến âm thầm này rất cần thiết cho sự sống còn của cơ thể.