Đoàn công tác Bộ Y tế và các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cùng lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai thăm bệnh nhi bị ngộ độc thực phẩm nặng tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai. |
Theo thông tin từ UBND TP Long Khánh, tính đến 6h ngày 5/5, tổng số nạn nhân liên quan món bánh mì ở TP Long Khánh là 560 người. Trong đó, 30 ca nhập viện mới có các triệu chứng nhẹ, họ lo lắng khi đọc báo mới đến bệnh viện.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh điều trị cho 291 người, với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, sốt. Bệnh viện Đa khoa cao su Đồng Nai đang điều trị 25 ca. Có 11 ca xuất viện, 114 ca chuyển viện.
Một bệnh nhi nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai đã mở mắt tự nhiên, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Bệnh nhi 6 tuổi nặng nhất trong vụ ngộ độc được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), hiện tình hình sức khoẻ chưa ổn định.
Bước đầu tìm kiếm nguyên nhân, bác sĩ Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết kết quả xét nghiệm máu của 3 trẻ cho thấy nhiễm khuẩm E.coli. Tuy nhiên, việc này chưa nói lên điều gì chắc chắn, phải đợi kết quả xét nghiệm máu có khuẩn E.coli có trùng khớp với mẫu thức ăn hay không.
Sự việc bắt đầu ngày 1/5 khi có khoảng 70 người có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh sau khi ăn bánh mì ngày 30/4. Thời gian ủ bệnh trung bình của các bệnh nhân 4-8 giờ. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, nôn ói.
Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng ghi nhận tiệm bánh mì không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nguyên liệu thực phẩm được chế biến và bán tại nhà. Theo đại diện cơ sở này, tiệm đã bán khoảng 1.000 ổ bánh mì thịt trong ngày 30/4.
Trước vụ ngộ độc với số lượng nạn nhân rất lớn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và các bệnh viện trên địa bàn về công tác cấp cứu, điều trị những người nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y
Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.