Nhiều clip phỏng vấn dạo ở Nhật Bản từng trở thành đề tài bàn tán trên Internet. Các cô gái, chàng trai trong những clip này thường được hỏi quan điểm về chuyện ngoại tình, họ có từng lừa dối người yêu không và sẽ làm gì nếu phát hiện bạn đời "cắm sừng" mình.
Chỉ một phần nhỏ trong cả đoạn clip dài lan truyền, đa phần đều đưa ra nhưng câu trả lời gây sốc cho người xem. Từ đây, mọi người bắt đầu tò mò và thảo luận về "văn hóa ngoại tình" ở Nhật Bản, nơi nổi tiếng với ngành công nghiệp tình dục phát triển.
Hai kiểu ngoại tình
Có hai thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Nhật để chỉ các loại ngoại tình khác nhau. Từ "uwaki" dùng để chỉ những tình huống như sai lầm khi say rượu hoặc lừa dối như một cách nhanh chóng để kết thúc mối quan hệ. Từ thứ hai, "furin" dùng để chỉ chuyện ngoại tình thông thường.
Dựa trên ngôn ngữ, có thể thấy rõ rằng uwaki, hay "linh hồn lơ lửng", không phải lúc nào cũng được coi là vấn đề lớn. Mặt khác, có vẻ như furin, được dịch đúng nhất là "ngoại tình" hoặc "vô đạo đức", lại bị chỉ trích nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Ở nhiều nền văn hóa, lừa dối bạn đời là tội lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong lịch sử ở Nhật Bản, hôn nhân chủ yếu nhằm hình thành liên minh giữa các gia tộc và đảm bảo việc sinh ra người nối dõi, thừa kế.
Trước đây, geisha là những nghệ sĩ giải trí cao cấp phục vụ nam giới Nhật Bản. |
Tình yêu lãng mạn đóng vai trò rất nhỏ, nên người Nhật thường nói: "Những người đến với nhau trong đam mê sẽ cùng nhau rơi nước mắt". Thay vào đó, tình yêu và tình dục thường được thỏa mãn bên ngoài hôn nhân.
Trong nền văn hóa gia trưởng, đàn ông luôn có nhiều cơ hội ngoại tình hơn phụ nữ. Suốt nhiều thế kỷ, thê thiếp và geisha, một từ có nghĩa đen là "nghệ sĩ" và mô tả các nữ nghệ sĩ biểu diễn truyền thống, chỉ phục vụ đàn ông giàu có và có địa vị xã hội cao. Ngay cả gái mại dâm thuộc tầng lớp thấp hơn cũng không bị kỳ thị nhiều như ở các nền văn hóa khác.
Vào thế kỷ 20, quan điểm có chút thay đổi. Ngoại tình được coi là hành vi phổ biến và không thể tránh khỏi của người chồng. Đàn ông làm việc để kiếm tiền nuôi gia đình, trong khi phụ nữ phải ở nhà với con cái. Lý do là đàn ông xứng đáng được giải tỏa căng thẳng theo cách họ thấy phù hợp, còn phụ nữ lừa dối bị coi là không tôn trọng chồng con.
Dịch vụ người lớn
Cuộc sống về đêm của Nhật Bản ngày nay bí mật hơn, nhưng thái độ vẫn tương tự như xưa. Các hoạt động mà nhiều nền văn hóa coi là ngoại tình có thể được nhìn nhận khác đi ở Nhật Bản. Những hoạt động này không chỉ bán hợp pháp, mà còn phổ biến ở các thành phố lớn.
Sau giờ làm việc, các nhóm doanh nhân thường lui tới nhiều cơ sở giải trí khác nhau. Các lựa chọn bao gồm kyabakura (câu lạc bộ tiếp viên), quán bar dành cho đàn ông, "quán ăn nhẹ", nơi các nhân viên nữ phục vụ đồ uống cho khách hàng nam và trò chuyện tán tỉnh.
Khu phố đèn đỏ Kabukicho ở Tokyo. |
Điều tương tự cũng đúng với các câu lạc bộ phục vụ khách hàng nữ. Một số nơi khác còn cung cấp nhiều dịch vụ tình dục trực tiếp hơn, mặc dù mại dâm là bất hợp pháp ở Nhật Bản.
Luật pháp Nhật Bản định nghĩa mại dâm là quan hệ tình dục với người lạ nên những nơi này luôn tìm ra cách lách luật, chẳng hạn như cho khách hàng và gái mại dâm thời gian "làm quen" trước khi quan hệ.
Vì những dịch vụ trả phí này không liên quan đến tình cảm gắn bó, một số người Nhật có thể không coi chúng là ngoại tình.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.