Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Vì sao lễ hội ‘khỏa thân’ Somin-sai bị khai tử

Sau hơn 1.000 năm, nhiều lễ hội khỏa thân ở Nhật lần đầu tiên cho phép phụ nữ tham gia. Trong khi đó, một số nơi khó giữ được truyền thống vì cư dân suy giảm và ngày càng lớn tuổi.

Những tiếng hô "Jasso, joyasa" (tạm dịch: Ác quỷ, hãy biến đi!) vang vọng khắp khu rừng tuyết tùng ở vùng Iwate, phía bắc Nhật Bản.

Hàng trăm người đàn ông khỏa thân, người đầy mồ hôi đang tranh giành một túi đựng bùa hộ mệnh trong lễ hội Somin-sai ở ngôi đền hẻo lánh Kokuseki. Đây là màn kết thúc đầy kịch tính cho một nghi lễ hơn 1.000 năm tuổi diễn ra lần cuối cùng ở Nhật Bản.

Việc tổ chức sự kiện thu hút hàng trăm người tham gia và hàng nghìn khách du lịch mỗi năm đã trở thành gánh nặng đối với những người dân lớn tuổi ở địa phương.

Somin-sai, được coi là một trong những lễ hội kỳ lạ nhất ở Nhật Bản, cũng như rất nhiều nghi thức lâu đời khác bị ảnh hưởng bởi sự già hóa dân số, đặc biệt tại các vùng nông thôn của đất nước Mặt Trời mọc.

Ông Daigo Fujinami, trụ trì của đền Kokuseki, cho biết: "Rất khó để tổ chức một lễ hội quy mô như thế này. Bạn có thể thấy những gì đã xảy ra ngày hôm nay, rất nhiều người có mặt và tất cả đều thú vị. Nhưng đằng sau hậu trường, có rất nhiều nghi lễ và công việc phải làm. Tôi không thể mù quáng trước thực tế khó khăn".

Dân số già

Dân số Nhật Bản đang già đi rất nhanh. 10% dân số đất nước hiện ở độ tuổi trên 80, đây là cột mốc đáng lo ngại trong cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông nước này, tỷ lệ người cao tuổi được xác định từ 65 tuổi trở lên đạt ở mức cao kỷ lục 36,17 triệu người tính đến tháng 9/2023, chiếm 29,1% dân số và là tỷ lệ cao nhất thế giới.

Xu hướng này đã buộc vô số trường học, cửa hàng và dịch vụ phải đóng cửa, đặc biệt là ở các cộng đồng nhỏ hoặc khu vực nông thôn.

le hoi khoa than anh 1

Dân số già thách thức các lễ hội truyền thống của Nhật Bản.

Lễ hội Sominsai của đền Kokuseki thường diễn ra từ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán cho đến sáng hôm sau. Nhưng trong đại dịch Covid-19, lễ hội được thu nhỏ lại thành các nghi lễ cầu nguyện.

Người dân địa phương cho biết lễ hội cuối cùng là một phiên bản rút gọn, kết thúc vào khoảng 23h, nhưng nó đã thu hút số lượng người tham gia lớn nhất trong nhiều năm qua.

Khi Mặt Trời lặn, những người đàn ông mặc khố trắng đến ngôi đền trên núi cao, tắm trong một con lạch và diễu hành quanh khuôn viên đền. Họ nắm chặt tay trước cái lạnh của mùa đông, đồng thời hô vang "Jasso, joyasa".

Một số người cầm máy ảnh để ghi lại trải nghiệm tại lễ hội, trong khi hàng chục máy quay theo chân những người đàn ông này qua các bậc đá và con đường đất của ngôi đền.

Khi lễ hội lên đến cao trào, hàng trăm người chen chúc bên trong ngôi đền gỗ một cách hung hãn để giành lấy chiếc túi đựng bùa.

le hoi khoa than anh 2

Các lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản thường chỉ cho phép đàn ông tham gia.

Thay đổi hoặc biến mất

Toshiaki Kikuchi, người dân địa phương đã nhận được những lá bùa và là người đã giúp tổ chức lễ hội trong nhiều năm, cho biết ông hy vọng nghi lễ này sẽ quay trở lại trong tương lai.

"Ngay cả dưới một hình thức khác, tôi hy vọng sẽ duy trì được truyền thống này. Có rất nhiều điều bạn chỉ có thể coi trọng nếu đã tham gia", ông nói sau lễ hội.

Nhiều người tham gia và du khách bày tỏ tiếc nuối cũng như cảm thông trước sự kết thúc của lễ hội.

Yasuo Nishimura, 49 tuổi, sống ở Osaka, nói: "Đây là lễ hội lớn kéo dài 1.000 năm. Tôi thực sự muốn tham gia lễ hội này".

Trước đề xuất mở cửa lễ hội cho người sống ở cả những nơi khác, trụ trì Fujinami bác bỏ, nói rằng nó sẽ không phù hợp với "nghi lễ cốt lõi" đã được truyền lại qua nhiều thế hệ người dân địa phương.

Từ năm tới, đền Kokuseki sẽ thay thế lễ hội khỏa thân bằng các nghi lễ cầu nguyện và những cách khác để tiếp tục thực hành tâm linh.

le hoi khoa than anh 3

Dân số già ở các vùng nông thôn không thể tiếp tục tổ chức các lễ hội quy mô lớn.

Trong khi đó, những đền chùa khác trên khắp Nhật Bản đang thay đổi các quy tắc có từ hàng trăm năm nay để duy trì lễ hội khỏa thân trước xu hướng già hóa dân số.

Năm nay, lần đầu tiên lễ hội khỏa thân hadaka matsuri tại đền thờ Thần đạo ở Inazawa, miền Trung Nhật Bản, cho phép phụ nữ tham dự.

Theo truyền thông Nhật Bản, lễ hội này được coi là cấm phụ nữ tham gia kể từ khi nó được tổ chức lần đầu tiên vào khoảng 1.250 năm trước, nhưng ban tổ chức sẽ cho phép một nhóm khoảng 40 phụ nữ tới đền vào ngày 22/2.

Tuy vậy, phụ nữ, những người sẽ mặc quần áo đầy đủ, sẽ không tham dự nghi thức momiai của lễ hội, trong đó đàn ông chỉ đóng khố, khăn quấn khi cố gắng chuyển vận xui của mình sang một "người được chọn".

Ayaka Suzuki, người vận động dỡ bỏ lệnh cấm không chính thức đối với phụ nữ, cho biết cô đã muốn đến lễ hội từ khi còn nhỏ. "Tôi đã có thể tham gia nếu là một cậu bé", cô nói.

Các nhà tổ chức lễ hội khác ở Nhật Bản cũng đang chịu áp lực phải mở cửa cho mọi người, trong bối cảnh lo ngại tình trạng giảm dân số ở nông thôn có thể chấm dứt những sự kiện truyền thống do nam giới địa phương thống trị.

Hồi tháng 1, phụ nữ cũng lần đầu tiên được tham gia lễ hội lửa Katsube ở tỉnh Shiga. Trong 800 năm qua, chỉ đàn ông mới được nhảy múa để cầu nguyện cho sức khỏe và mùa vụ tại ngôi đền 1.375 năm tuổi Katsube.

Lễ hội 'khỏa thân' Somin-sai diễn ra lần cuối

Lễ hội Somin-sai có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm vừa được tổ chức lần cuối cùng tại ngôi đền ở tỉnh Iwate, phía đông bắc Nhật Bản hôm 17/2.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Lê Vy

Ảnh: Thaddeus Pope

Bạn có thể quan tâm