Nichole Andrews đã đề cập đến hai loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao nhất. Ảnh: Veroni USA. |
Nichole Andrews, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả cuốn sách “Đường không gây ung thư: Hướng dẫn đầy đủ về dinh dưỡng và lối sống ngăn ngừa ung thư”, đã chia sẻ một video trên TikTok về hai điều làm tăng nguy cơ ung thư.
“Thịt chế biến sẵn và đồ uống có cồn sẽ tăng nguy cơ mắc một bệnh ung thư khác nhau khi tiêu thụ”, bà nói trong video, New York Post đưa tin ngày 20/4.
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt thịt chế biến sẵn vào danh sách chất gây ung thư. Website Trung tâm Ung thư Anderson của Đại học Texas (Mỹ), phân loại thịt chế biến sẵn bao gồm thịt nguội, xúc xích, hot dog, bò nướng và gà tây dưới dạng cold cut (thịt nguội thường dùng trong khai vị).
“Nghiên cứu cho thấy ăn các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói và thịt nguội có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và đại tràng”, Lindsey Wohlford, chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe tại Trung tâm Ung thư Anderson, nói.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về lý do thịt chế biến sẵn lại gây ung thư, nhưng họ tin rằng nguyên nhân có thể là nitrat và nhiệt độ cao được sử dụng trong quá trình chế biến.
Đối với đồ uống có cồn, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), “tất cả đồ uống có cồn, bao gồm rượu vang đỏ và trắng, bia và rượu mạnh, đều liên quan đến ung thư. Càng uống nhiều, nguy cơ ung thư càng cao”.
Một nguyên lý khác nữa là cơ thể không tiêu hóa cồn mà chuyển chúng thành acetaldehyde, chất có thể làm hư hại DNA của cơ thể.
Trong video, bà Andrews cho rằng các sản phẩm sau không gây ung thư, bao gồm nước tăng lực, sản phẩm phi hữu cơ, phẩm màu, nước ngọt cho người ăn kiêng, chất tạo ngọt nhân tạo, trứng, sữa và gluten.
"Tôi nói với các bạn điều này dựa trên hàng chục năm nghiên cứu, những nghiên cứu về con người trên toàn cầu", bà nói. Khi nhận được bình luận hỏi liệu có một ngưỡng tiêu thụ an toàn với thịt chế biến sẵn không, bà Andrews đã khẳng định: "Không".
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấm sử dụng chất Erythrosine, hay Red No.3 trong mỹ phẩm nhưng cho phép dùng chất này để tạo màu cho thực phẩm. Washington Post hồi tháng 2/2023 cho hay một nghiên cứu trên động vật chưa được công bố chỉ ra Erythrosine có liên quan đến ung thư tuyến giáp, dẫn đến việc bị cấm dùng cho mỹ phẩm.
Một số loại thực phẩm dù không có nguy cơ gây những loại ung thư đã biết, điều đó không có nghĩa tiêu thụ các sản phẩm này là điều tốt. Một số đồ uống và đồ ăn nhẹ phổ biến có thể bị cấm ở một vài bang tại Mỹ vào năm 2027 do những chất phụ gia độc hại trong thành phần.
Khi hơi thở hóa thinh không
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.