Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai người nhập viện vì kiệt sức khi tham gia giải chạy ở TP.HCM

Hai người tham gia giải chạy HCMC Open Club Championship 2025 phải nhập viện cấp cứu do kiệt sức là lời cảnh báo cho cộng đồng yêu thể thao cần chuẩn bị kỹ lưỡng sức khỏe trước khi thi đấu.

Những sự cố nghiêm trọng đã dấy lên lo ngại về làn sóng chạy marathon đang lan rộng tại Việt Nam. Ảnh: Unsplash.

Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận hai trường hợp vận động viên gặp sự cố sức khỏe khi tham gia giải chạy HCMC Open Club Championship 2025 diễn ra tại sân vận động Thống Nhất.

Trường hợp đầu tiên là nữ bệnh nhân, 34 tuổi, ngất xỉu và co giật tay chân sau khi chạy khoảng 4 km. Kết quả thăm khám cho thấy cô bị rối loạn điện giải do vận động quá sức. Sau khi được thở oxy, bù điện giải và theo dõi sát, bệnh nhân đã tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, không còn co giật.

Nam bệnh nhân thứ hai, 33 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc, nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, suy hô hấp sau khi hoàn thành khoảng 3 km đường chạy. Kíp trực khẩn trương hỗ trợ thở oxy, truyền dịch và làm các xét nghiệm cần thiết.

Kết quả cho thấy bệnh nhân bị suy hô hấp và tổn thương cơ tim với men tim tăng cao, liên quan vận động cường độ cao. Hiện người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt và được chuyển vào khoa điều trị nội trú để theo dõi tiếp.

ThS.BS Nguyễn Kim Long, khoa Cấp cứu, cho biết kíp trực đã phối hợp nhanh, xử trí hiệu quả, giúp cả hai trường hợp ổn định, không để lại biến chứng nghiêm trọng.

Theo bác sĩ Long sự cố trên là lời nhắc quan trọng với những người tham gia thể thao cường độ cao.

"Thể thao là bạn đồng hành của sức khỏe, nhưng chỉ khi bạn hiểu và lắng nghe cơ thể mình. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt trước các hoạt động cường độ cao. Nếu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt, cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115", bác sĩ Long khuyến cáo.

Bác sĩ Long khuyên, trước khi thi đấu hoặc tập luyện nặng, người dân nên tầm soát sức khỏe như đo huyết áp, điện tâm đồ (ECG), kiểm tra công thức máu, điện giải đồ, chức năng gan - thận, khai thác tiền sử các bệnh lý nội, ngoại khoa liên quan.

Ngoài ra, cần chuẩn bị thể lực kỹ lưỡng

  • Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung nước và điện giải hợp lý, tránh rượu bia hoặc chất kích thích.
  • Khởi động kỹ, chọn giày phù hợp.
  • Không thi đấu nếu đang ốm, mệt mỏi hoặc dùng thuốc lợi tiểu.

"Đừng chủ quan nghĩ thấy khỏe là đủ. Những bất thường tiềm ẩn về tim mạch, huyết áp hay điện giải có thể trở thành mối nguy hiểm thực sự khi vận động quá sức", bác sĩ Long nhấn mạnh.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc.

Những thanh xuân gửi lại nơi giường bệnh

Ở độ tuổi đáng lẽ phải bận rộn với sự nghiệp và ước mơ, nhiều người trẻ phải gác lại tất cả vì suy thận.

Dấu hiệu bạn đang sống chung với ký sinh trùng mà không biết

Điều đáng lo ngại là nhiều người thậm chí không biết mình đã nhiễm ký sinh trùng, dẫn đến những biến chứng mạn tính.

4 lưu ý cho người thích ăn sashimi

Là món được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, sashimi vẫn mang đến những rủi ro sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm