Dự báo hướng đi của bão số 3. Nguồn: Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam. |
Chiều 5/9, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì cuộc họp với các ngành chức năng, đơn vị và các địa phương nghe công tác phòng chống số 3 (siêu bão Yagi).
Chủ tịch đề nghị các sở, ban ngành, địa phương tập trung gia cố các khu vực đê xung yếu, các khu chung cư xuống cấp di chuyển người. Hải Phòng tiến hành cấm biển từ 11h ngày 6/9 cho đến khi có thông báo mới.
UBND các quận, huyện thực hiện di dân khỏi các khu chung cư, nhà xuống cấp, các vùng trũng, thấp, các phương tiện giao thông thủy đã về nơi neo đậu, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên sông, trên biển, trên vịnh từ 12h ngày 6/9, hoàn thành trước 20h ngày 6/9.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của bão, Hải Phòng quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/9 cho đến khi bão tan. Riêng các trường được sử dụng làm nơi di dời sẽ nghỉ học từ chiều 6/9.
Cùng ngày, Sở GD&ĐT Bắc Giang có công văn về ứng phó với siêu bão Yagi, trong đó có việc cho học sinh nghỉ học ngày 7/9.
Riêng chiều 6/9, tùy diễn biến cơn bão số 3 và thời tiết từng khu vực, thủ trưởng các đơn vị chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học đảm bảo an toàn, bên cạnh đó là bố trí học bù vào thời gian thích hợp.
Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo các đơn vị ứng trực 24/24 giờ; thường xuyên liên hệ với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.
Thủ trưởng các đơn vị xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình trường học và di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng có công văn hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc về việc phòng chống cơn bão số 3. Theo đó, sở đề nghị các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên theo dõi chặt chẽ các tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.
Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, các cơ sở chủ động rà soát, sẵn sàng các kế hoạch, triển khai các phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với điều kiện nhà trường.
Các trường chủ động rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường. Nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ phải báo cáo để xử lý kịp thời. Trường hợp chưa thực hiện ngay được, các đơn vị phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lý.
Các cơ sở giáo dục có phương án, kịp thời di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn, đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.
Sở cũng đề nghị lãnh đạo các cơ sở giáo dục chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra; dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cù