Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai phương án cho mùa thi, tuyển sinh đại học năm 2018

Bộ GD&ĐT vừa gửi văn bản tới các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên để lấy ý kiến về phương án thi THPT quốc gia 2018 và việc xét tuyển dựa trên kết quả từ kỳ thi này.

Bộ GD&ĐT dự kiến về cơ bản, kỳ thi THPT năm sau vẫn tương tự kỳ thi năm 2017. Bộ vẫn tổ chức 3 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).

Đối với giáo dục thường xuyên, bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm hai môn Địa lý và Lịch sử. 

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm có thể chọn bài thi độc lập hoặc bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội phù hợp tổ hợp xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường.

Đề xuất tách kỳ thi THPT quốc gia: 'Bộ Giáo dục ôm quá nhiều việc'

Đó là ý kiến của đại diện một số trường đại học liên quan đề xuất tách hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học.

Bộ GD&ĐT cũng đề xuất hai phương án thực hiện bài thi tổ hợp và lấy ý kiến đóng góp từ các trường tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên trước khi thống nhất.

Theo đó, phương án thứ nhất là giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (như năm 2017).

Phương án thứ hai, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).

tach hai ky thi tot nghiep va tuyen sinh dai hoc anh 1
Bộ đưa ra hai phương án thi THPT quốc gia 2018 và tuyển sinh sư phạm. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.

Nếu theo phương án 2, các trường có thể chọn hai hoặc ba bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển (trong đó bắt buộc phải có một bài thi Toán hoặc Ngữ văn); một bài thi Văn hoặc Toán và một hoặc hai đầu điểm thi năng khiếu/điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức hoặc điểm khác do trường lựa chọn, quy định trong đề án tuyển sinh.

Trước đó, tại hội nghị tổng kết của Bộ GD&ĐT ngày 21/8, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đề xuất các trường nên tự chủ trong tuyển sinh đại học.

Ý kiến này nhận được sự ủng hộ từ nhiều trường. Một số lãnh đạo trường đại học cho rằng việc tách hai kỳ thi là cần thiết và đúng đắn.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, nêu quan điểm nếu tách thành 2 kỳ thi riêng, công tác tổ chức, quản lý, giám sát nên giao về địa phương đối với thi tốt nghiệp THPT. Các trường đại học lo thi tuyển sinh.

Như vậy, Bộ GD&ĐT không nên làm tuyển sinh mà chỉ đưa ra nguyên tắc và kiểm tra các trường làm đúng hay không.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cũng cho rằng đã đến lúc Bộ GD&ĐT nên trả kỳ thi đại học về cho các trường vì họ mới biết mình muốn tuyển sinh thế nào.

Các trường đại học nên tự chủ trong tuyển sinh Theo ông Phan Thanh Bình, kỳ thi THPT quốc gia chủ yếu đánh giá 12 năm học, các trường nên tự chủ tuyển sinh.

Gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học là tréo ngoe

Lãnh đạo một số trường và học sinh ở TP.HCM cho rằng kỳ thi THPT quốc gia có hai mục đích khác nhau nên rất khó "hoàn thành nhiệm vụ".

TS Đàm Quang Minh: 'Hãy quên thi đại học đi'

TS Đàm Quang Minh cho rằng việc tuyển sinh đại học muốn khoa học và hiệu quả không thể và không nên chỉ dựa vào một kỳ thi.


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm