Khoảng 3% người Hàn Quốc trong độ tuổi 19-39 được coi là cô đơn hoặc sống ẩn dật, bao gồm khoảng 350.000 người. Ảnh: CNN. |
Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho biết nội các thông qua một biện pháp hôm 11/4 nhằm cung cấp hàng nghìn USD/năm cho giáo dục, tư vấn việc làm và hỗ trợ sức khỏe cho những người trong độ tuổi 9-24 sống ẩn dật.
Chương trình, mở rộng từ thông báo vào tháng 11/2022, nhắm mục tiêu vào “hikikomori” - thuật ngữ được đặt ra ở Nhật Bản để mô tả sự cô lập xã hội, có thể trở nên tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19, theo Bloomberg.
Thanh niên Hàn Quốc đủ điều kiện nhận trợ cấp thông qua một số hạng mục, bao gồm 650.000 won/tháng (490 USD) cho chi phí sinh hoạt chung.
Bộ tuyên bố: “Chính phủ đang tăng cường hỗ trợ để giúp thanh niên ẩn dật phục hồi cuộc sống hàng ngày và tái hòa nhập xã hội”.
Mục tiêu chính của chính sách kể trên là giúp đỡ những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng đó cũng là cách để Hàn Quốc giải quyết vấn đề dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp đáng báo động và chính sách nhập cư chặt chẽ.
Hàn Quốc sẽ trở thành một trong những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có nhiều người già nhất thế giới vào năm 2044, chỉ đứng sau Hong Kong (Trung Quốc) về tỷ lệ người trên 65 tuổi lớn nhất, theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc.
Điều đó thúc đẩy một số động thái khẩn cấp từ chính phủ, bao gồm hỗ trợ chăm sóc trẻ em để tăng tỷ lệ sinh thấp nhất toàn cầu. Cho đến nay, đất nước này đã chi hơn 200 tỷ USD để tăng dân số thông qua tỷ lệ sinh, nhưng không đạt được nhiều thành công.
Biện pháp mới nhất được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố tỷ lệ sinh và sự sụt giảm năng suất sau đó là “chương trình nghị sự quốc gia quan trọng”, kêu gọi các quan chức áp dụng “tư duy khẩn cấp” đối với vấn đề này.
Xu hướng nhân khẩu học được thiết lập để làm suy yếu năng suất của Hàn Quốc trong dài hạn. Số trẻ sơ sinh dự kiến trên một phụ nữ giảm xuống 0,78 vào năm ngoái, theo dữ liệu do văn phòng thống kê công bố vào tháng 2. Hàn Quốc đối mặt với nguy cơ dân số 51 triệu người giảm hơn một nửa vào cuối thế kỷ này.
Khoảng 3% người Hàn Quốc trong độ tuổi 19-39 được coi là cô đơn hoặc sống ẩn dật, bao gồm khoảng 350.000 người, theo Viện Y tế và các vấn đề xã hội Hàn Quốc. Hiện tượng này được thúc đẩy bởi loạt yếu tố, bao gồm lo lắng xã hội, căng thẳng và bất ổn kinh tế.
Trong khi nền kinh tế quốc gia tăng vọt trong những thập kỷ gần đây, Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, ở mức 7,2%, cao nhất trong các nhóm tuổi.
Shin Yul, GS Khoa học chính trị tại Đại học Myongji ở Seoul, cho biết: “Chính sách này về cơ bản là biện pháp phúc lợi. Mặc dù thử nhiều cách tiếp cận khác nhau để tăng dân số trong độ tuổi lao động là tốt, đây không thể được coi là giải pháp lâu dài nhằm giải quyết vấn đề dân số”.
Nhiều người trẻ xứ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, thường kết thúc một ngày với webtoon (truyện tranh số). Thế giới ảo này giúp họ tạm quên đi mệt mỏi mà không tốn thời gian hay tiền bạc. Sự phổ biến ngày càng lớn của webcomic, hay còn gọi webtoon (truyện tranh số), đã có tác động tích cực đáng ngạc nhiên đến ngành xuất bản.