Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng chục con giun đũa ngoe nguẩy trong bụng bé trai

Đến bệnh viện khám vì đau quặn bụng, bé trai được chẩn đoán bị tắt ruột do có búi giun đũa khổng lồ.

Bé trai đau bụng quằn quại vì hàng chục con giun đũa làm tắc ruột. Ảnh: Sciencephoto.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Triệu Văn Bộ, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện A Thái Nguyên, búi giun khổng lồ được gắp ra từ ruột bé V.V T., 5 tuổi, ngụ huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên).

Lúc nhập viện, em T. có biểu hiện mệt mỏi, bụng chướng, đau bụng quặn cơn. Sau khi siêu âm, chụp ổ bụng và tiến hành xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do nhiễm quá nhiều giun, cần phẫu thuật cấp cứu để gắp giun ra.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra thấy ruột non của bé giãn rộng, bên trong có búi giun đũa lớn gây tắc ruột. Ca mổ diễn ra liên tục trong khoảng 2 giờ, đã gắp được hơn 30 con giun đũa ra khỏi đường ruột bệnh nhi.

Sau khi gắp toàn bộ búi giun ra ngoài, bệnh nhi được rửa ổ bụng, khâu phục hồi ổ bụng. Sau mổ, em T. được theo dõi hồi sức tích cực, dùng kháng sinh và bù dịch, theo dõi tại khoa Ngoại Tổng hợp. Hiện, bệnh nhi tỉnh táo và dần ổn định.

Bác sĩ Bộ cho hay tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hoại tử ruột và các biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Tắc ruột có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thường gặp ở trẻ là giun đũa. Khi trẻ bị tắc ruột do giun sẽ có các triệu chứng như đau quặn bụng, cơn đau tăng dần, khám thấy thành bụng căng, nhu động ruột giảm, kích thích phúc mạc vùng bụng, nôn hoặc trước đó có nôn ra giun.

Tắc ruột kéo dài có thể gây lồng ruột, xoắn ruột, xuất huyết hoặc hoại tử ruột, thậm chí gây thủng ruột, rối loạn điện giải, vô niệu, nguy hiểm đến tính mạng.

Qua đây, bác sĩ Bộ khuyến cáo phụ huynh cần hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay trước khi ăn uống. Cả phụ huynh và trẻ thực hiện ăn chín uống sôi, môi trường sống sạch sẽ.

Không để móng tay của trẻ quá dài, dễ dính bám đất cát và lây nhiễm trứng giun. Phụ huynh nên tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để đảm bảo sức khỏe cho các em.

Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non

Trong cơ thể người có mọt hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.

Bộ Y tế gửi văn bản khẩn liên quan sự cố y khoa tại Bệnh viện Thu Cúc

Về trường hợp thai nhi tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra công văn hỏa tốc chỉ đạo sau khi nhận được báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm