Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng giả nhưng hậu quả thật

Khoác lên mình những bộ đồ làm nhái, người nổi tiếng không chỉ thúc đẩy thị trường tiêu thụ hàng fake, mà còn cổ xúy lối sống phù phiếm, giả tạo.

"Cô ấy mua chúng chỉ vì thấy đẹp", công ty quản lý Hyowon CNC nói về tranh cãi dùng đồ giả của Song Ji A, thí sinh nổi tiếng từ chương trình hẹn hò thực tế Single's Inferno (Địa ngục độc thân) trên Netflix.

Theo Hyowon CNC, Song Ji A không hề muốn "biến những món đồ giả trông như thật với ý đồ xấu". "Cô ấy đã mua những món đồ giả ở các quầy hàng trên đường phố và cửa hàng trực tuyến mà không biết rằng đó là hàng giả".

Không thể xoa dịu khán giả, cách giải thích này thậm chí khiến công chúng giận dữ hơn và làn sóng tẩy chay thêm mạnh mẽ.

song ji ah mac hang gia anh 1

Song Ji A bị tẩy chay sau khi thừa nhận dùng hàng giả. Ảnh: dear.zia.

Nhiều chương trình có sự xuất hiện của người chơi Địa ngục độc thân như Point of Omniscient Interfere (MBC), Knowing Bros (JTBC) chưa phát sóng đã quyết định chỉnh sửa, cắt bỏ các cảnh có liên quan đến Song Ji A.

Chưa dừng lại ở đó, người hâm mô tiếp tục lên án, thậm chí kêu gọi các biện pháp trừng phạt pháp lý với Song Ji A. Họ cho rằng việc mặc đồ nhái xuất hiện trên một chương trình phát sóng quốc tế là không thể chấp nhận. Đó được coi là hành vi lừa dối khán giả, làm xấu mặt hình ảnh quốc gia.

Vì sao người hâm mộ giận dữ

Theo Lee Jin Ho, cựu phóng viên mảng giải trí và thời trang, trước vụ lùm xùm của Song Ji A, công chúng Hàn Quốc đang phản ứng theo cách họ cảm thấy mình bị phản bội và lừa dối.

Trước hết, Song Ji A đã cùng công ty quản lý xây dựng lối sống cao cấp, hình ảnh sang chảnh. Điều này được thể hiện từ cách ăn mặc cho đến lối nói chuyện, từ những clip trên kênh YouTube cho đến chương trình Địa ngục độc thân.

Dù chưa từng đề cập đến xuất thân, cô nàng nói "cha mẹ cho phép cô làm bất cứ điều gì mình muốn ngay từ nhỏ", tốt nghiệp trường danh tiếng, sống ở chung cư đắt đỏ của Seoul.

Từ đây, nhiều trang tin trong và ngoài nước dùng cụm từ "ngậm thìa vàng", cách gọi những người sinh ra trong gia đình giàu có ở Hàn Quốc, khi nói đến Song Ji A.

"Không có chuyện Ji Ah không biết những món đồ đó là hàng nhái và đồ giả là bất hợp pháp tại Hàn Quốc", Lee Jin Ho nói.

Cựu phóng viên giải thích rằng ở Hàn Quốc, có những món hàng giả được phân thành "loại S" và "loại A". Đây là những sản phẩm rất giống hàng thật, khó phân biệt từ mẫu mã cho đến chất lượng và có giá bán không hề rẻ.

Tuy nhiên, theo Lee, những món đồ nhái mà Song Ji A mặc không thuộc hai cấp độ này nên rất dễ nhận ra. Vì vậy, với một người am hiểu thời trang và mơ ước có thương hiệu riêng như Song, việc không biết đây là đồ nhái nghe không thuyết phục.

"Dù khả năng cao sẽ bị phát hiện, Ji Ah vẫn mặc hàng giả quay chương trình. Điều đó chứng tỏ cô ấy đã đánh giá quá thấp, xem thường khán giả".

Khi người nổi tiếng mặc hàng giả

Theo luật pháp Hàn Quốc, buôn bán và nhập khẩu hàng giả là bất hợp pháp. Việc sở hữu hàng hóa với mục đích sao chép và chế tạo các nhãn hiệu đã đăng ký của người khác cũng là vi phạm pháp luật.

Dù vậy, người mua không nhận ra các mặt hàng là giả không bị coi là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Song Ji A, có rất nhiều tranh cãi về hậu quả pháp lý của việc mặc hàng giả để xuất hiện trên truyền hình và kiếm tiền từ kênh cá nhân.

Trong bài phỏng vấn độc quyền với tờ Sports Khan, một quan chức từ Hiệp hội Bảo vệ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại cho biết việc những người có ảnh hưởng lớn đến công chúng sử dụng các sản phẩm giả mạo có thể thúc đẩy xu hướng xa xỉ và phá hoại sự phát triển của xã hội lành mạnh.

"Đây có thể là hành vi tồi tệ, gây chia rẽ xã hội. Mọi người ảo tưởng rằng sẽ được đánh giá cao nếu sở hữu hàng hóa xa xỉ, mong muốn được công nhận bằng cách thu hút sự chú ý của công chúng dẫn đến mua các nhãn hiệu cao cấp giả mạo".

song ji ah mac hang gia anh 4

Thị trường hàng giả phát triển mạnh tại Hàn Quốc trong đại dịch. Ảnh: Bloomberg.

Sản phẩm giả mạo thường được tạo ra từ nguyên liệu thô để giảm giá thành, có thể gây hại cho sức khỏe con người hoặc ô nhiễm môi trường tự nhiên. Quá trình sản xuất không chỉ vi phạm nhân quyền như an toàn lao động, bóc lột nhân công, mà còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, quốc gia.

Tại Hàn Quốc, khi quy mô thị trường hàng xa xỉ phát triển, thị trường hàng giả cũng mở rộng theo.

Một quan chức của Viện thẩm định hàng cao cấp Hàn Quốc nhận định trên Sports Khan rằng việc sử dụng hàng giả của những người có ảnh hưởng là sai lầm, gây nên hậu quả lâu dài.

"Các nhà phân phối biết rằng chỉ cần bồi thường thiệt hại hoặc thủ tục hoàn trả tốt thì không có hình phạt nghiêm trọng nào được đưa ra. Thị trường tiêu thụ hàng giả đang phát triển với nhận thức đơn giản là 'tự thỏa mãn' và 'chạy theo xu hướng'".

Nghịch lý hàng nhái ở Hàn Quốc

Vì tâm lý tham rẻ và áp lực ngang hàng, nhiều người trẻ Hàn Quốc tìm đến thị trường hàng giả. Ngược lại, văn hóa lại là yếu tố khiến đồ nhái không được chấp nhận công khai.

That gia show hen ho hinh anh

Thật giả show hẹn hò

0

Sự đan xen giữa yếu tố drama lẫn thực tế là điểm thu hút của show hẹn hò. Chính vì vậy, dù biết các chương trình này không hoàn toàn thật, khán giả vẫn rất say mê theo dõi.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm