![]() |
Sau Tết năm nay, quán ăn của anh Trình quyết định không tăng giá. |
Kinh doanh mô hình lẩu nướng đã 3 năm, mỗi năm, anh Nguyễn Ngọc Trình (28 tuổi), chủ quán Hiccup, đều phải tăng giá một lần. Điều này là bởi giá nguyên vật liệu, giá mặt bằng đều lên và cần tăng lương, thưởng cho nhân viên.
Nhưng sau Tết năm nay, khi mới mở chi nhánh thứ 2 trên đường Lê Quang Chiểu (quận Tân Phú), anh quyết định không điều chỉnh giá dù mọi chi phí vẫn nhỉnh lên.
"Ban đầu, tôi nghĩ tăng giá cũng được nhưng cuối cùng tôi quyết định sẽ không tăng giá vào năm nay. Tôi muốn năm nay phải kéo được thật nhiều khách đến với chi nhánh mới. Lời nhiều ai cũng ham, nhưng được khách hàng yêu quý và ủng hộ thì tôi vẫn thích hơn. Khách hàng vẫn là trên hết", anh nói.
Không riêng anh Trình, nhiều chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.HCM cũng đang phải cân nhắc bài toán tăng giá hay không vào dịp đầu năm, nhất là khi nguyên vật liệu đều đồng loạt lên.
Trong khi nhiều người cố gắng giữ mức giá cũ để đảm bảo quyền lợi khách hàng, một số chủ quán quy mô nhỏ, lẻ phải tăng giá nhẹ vì khó gồng gánh được chi phí.
Khách hàng là trên hết
Anh Trình cho biết thường thời điểm sau Tết, nguyên vật liệu nào cũng sẽ lên giá một chút. Đây là chuyện năm nào cũng xảy ra, thường trung bình mỗi năm tăng 2-3%.
Tháng 3 năm ngoái, anh cũng điều chỉnh tăng 5.000-10.000 đồng tùy từng món, nhiều món giữ nguyên giá.
![]() |
Dù nguyên vật liệu và chi phí khác nhỉnh lên, anh Trình vẫn giữ giá để thu hút thêm khách hàng. |
Thời điểm đó, anh giải thích rằng qua một năm có một số chi phí tăng lên như thuê mặt bằng, lương thưởng cho nhân viên, một số loại nguyên vật liệu lên giá.
"Tăng giá để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như chất lượng phục vụ. Những món có giá vốn cao, quán sẽ lời ít đi một chút. Làm gì cũng đặt khách lên hàng đầu", anh nói.
Năm nay, vì mở thêm chi nhánh mới, nhập số lượng nguyên liệu lớn hơn nên có thể deal (đàm phán) mức giá tốt với nhà cung cấp.
"Nếu quán đông khách, tôi càng nhập nhiều hàng hơn thì càng được mức giá mềm nhất từ bên cung cấp, họ có tăng giá của mình nhưng sẽ không quá cao, không đáng kể", anh giải thích.
Sau khi cân nhắc sự thay đổi chi phí vốn không quá ảnh hưởng đến lợi nhuận, anh quyết định giữ nguyên giá đồ ăn sau dịp Tết vừa qua.
![]() |
Vì nhập số lượng nguyên liệu lớn, anh Trình có thể thương lượng mức giá tốt với bên cung cấp. Ảnh: NVCC. |
Hiện tại, cả hai chi nhánh quán có khoảng 30 nhân viên, một ngày phục vụ khoảng 80 bàn. Nhóm khách chủ yếu là sinh viên, dân văn phòng, các gia đình. Anh Trình nói rằng dù có điều chỉnh, mức giá trung bình vẫn đảm bảo 100.000-150.000 đồng/người để phù hợp với số đông.
Theo anh Trình, năm nào cũng điều chỉnh giá là điều không quá khó hiểu với các doanh nghiệp ăn uống. Ngoài vấn đề giá nguyên vật liệu lên cao từng năm, thì tăng giá như vậy còn là để tăng lương cho nhân viên theo thâm niên và hiệu suất.
"6 tháng tôi sẽ đánh giá và cân nhắc nâng lương cho các bạn ấy một lần. Nhân viên làm tốt thì quán đảm bảo được chất lượng phục vụ, khách hài lòng hơn", anh nói.
Nỗ lực giữ giá
Cao điểm Tết Nguyên đán đã qua, nhưng bài toán tăng giá bán hàng vẫn được nhiều hàng quán lớn nhỏ tính đến. Không ít người bán nỗ lực giữ giá bán không tăng, chấp nhận đổi lợi nhuận lấy sự hài lòng của khách hàng.
Quán phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1) của gia đình chị Thủy cũng không nằm ngoài áp lực nguyên liệu tăng đều từng năm. Dù vậy, những năm qua, gia đình chị vẫn giữ mức giá tô phở ổn định.
![]() |
Quán phở ở quận 1 cố gắng giữ giá qua các năm. |
"Chi phí cho mọi nguyên liệu đầu vào đều tăng qua từng năm, thậm chí có năm tăng lên hai lần. Có nguyên liệu hồi mở cửa sau dịch chúng tôi nhập giá 120.000 đồng, giờ đã thành 150.000 đồng, còn rau thì lên hẳn gấp đôi", chị Thủy chia sẻ.
Chị tâm sự quán vẫn giữ tôn chỉ "Lấy công làm lời" của bố chồng quá cố là ông Trần Văn Phồn - người sáng lập phở Cao Vân từ năm 1947.
"Chúng tôi vẫn cố gắng áp dụng giá cũ dù chi phí nguyên liệu lên cao. Mặt bằng khó khăn chung, tôi hỗ trợ được gì cho mọi người thì hỗ trợ, thay vì tăng giá do đội chi phí hay thấy mọi nơi tăng thì mình tăng theo", chị nói.
Anh Vũ Minh Cảnh (35 tuổi), chủ quầy mì trộn Bếp của Mei ở quận Tân Phú, cũng bày tỏ áp lực khi sau Tết, nhiều nguyên liệu nhập vào đều tăng giá.
"Những thứ như xúc xích, phô mai, viên thả lẩu... tôi đều nhập chung một chỗ. Sau Tết, tất cả đều lên giá, có cái ít, cái nhiều", anh kể.
![]() |
Anh Cảnh cho biết giá nguyên liệu nhập vào đã tăng sau Tết. |
Bắt đầu bán từ tháng 4 năm ngoái, nhóm khách chủ yếu là học sinh, sinh viên - tài chính không lớn - nên anh rất e ngại phải tăng giá, sợ sẽ ảnh hưởng đến khách hàng.
Sau khi cân nhắc, anh và người bạn làm chung quyết định chỉ tăng giá món đậu hũ phô mai thêm 1.000 đồng, do mức giá nhập tăng lên cao nhất.
"Chúng tôi cũng chỉ đành tăng nhẹ một chút để đảm bảo chất lượng, cũng rất sợ ảnh hưởng tới khách hàng nhưng cũng không có cách nào hơn", anh Cảnh nói.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.