Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành động kỳ lạ của trùm mafia Mỹ sau khi bị ám sát hụt

"Bố già" Frank Costello bị một đàn em bắn vào đầu nhưng ông ta không khai danh tính của kẻ gây án trước tòa nên sát thủ trắng án.

Frank Costello sinh ngày 26/1/1891 tại Lauropoli tại tỉnh Cosenza, Italy. Khi mới 4 tuổi, ông ta lên tàu đến Mỹ cùng mẹ và anh trai Edward để đoàn tụ cùng cha ở thành phố New York.

Người cha đã đến New York vài năm trước đó và mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở khu phố của người Italy.

Con đường tới thế giới ngầm

Khi Frank Costello vẫn còn là một cậu bé, anh trai Edward đã rủ rê ông ta tham gia các hoạt động phi pháp. Năm 13 tuổi, Frank trở thành thành viên của một băng đảng địa phương. Cậu nhóc phạm những tội nhỏ và phải vào tù vì tội hành hung và cướp tài sản vào các năm 1908, 1912 và 1917. Năm 1918, Frank kết hôn với một phụ nữ Do Thái rồi vào tù 10 tháng vì mang vũ khí trái phép.

Trong khi làm việc cho băng đảng Morello, Frank gặp Charlie Luciano, người sau này trở thành thủ lĩnh của băng đảng Luciano (một trong 5 băng đảng tội phạm có tổ chức mạnh nhất thành phố New York thời bấy giờ). Hai người lập tức trở thành bạn bè và đối tác thân thiết.

trum mafia My anh 1

Frank Costello từng là cỗ máy kiếm tiền hiệu quả nhất cho băng đảng Luciano ở thành phố New York. Ảnh: Nationalcrimesyndicate.com.

Thậm chí, người này từng viết một lá thư dài bày tỏ tất cả mục tiêu hoạt động chính trị của mình gửi cho người thân. Trong thư, Lee khẳng định sẵn sàng thực hiện một hành động mưu sát vì những nguyên nhân chính trị.

Năm 1952, chính phủ Mỹ bắt đầu thủ tục tố tụng tước quốc tịch của Costello và ông ta bị truy tố vì trốn khoản thuế thu nhập cá nhân 73.417 USD từ năm 1946 đến năm 1949. Ông nhận bản án 5 năm tù và nộp phạt 20.000 USD.

Năm 1954, Frank Costello kháng cáo bản án và được tại ngoại với khoản tiền bảo lãnh 50.000 USD. Từ năm 1952 đến năm 1961, ông ta vào rồi lại ra hơn chục nhà tù cấp bang và nhà tù liên bang. Quá trình giam Frank gián đoạn bởi các giai đoạn ông trùm tại ngoại chờ quyết định kháng cáo.

Vụ ám sát hụt

Với tham vọng trở thành thủ lĩnh băng đảng, Vito Genovese quyết định khử Frank. Người nhận lệnh giết ông trùm là Vincent Gigante, một “đội trưởng” trong băng đảng và rất trung thành với Vito.

Tối 2/5/1957, Frank trở về nhà sau khi thưởng thức bữa tối với vợ và một vài người bạn. Khi taxi chở Frank đến căn hộ của ông ta gần Công viên Central và ông trùm đi đến cửa trước, một xe Cadillac màu đen từ từ tấp vào lề đường phía sau nó.

Khi Frank bước vào tiền sảnh của tòa nhà, một tiếng súng vang lên. Loạng choạng bước vào sảnh, Frank ngã xuống chiếc ghế dài bọc da trong khi một tay súng chạy ra khỏi tiền sảnh và nhảy vào xe Cadillac đang chờ sẵn.

Viên đạn chỉ sượt qua hộp sọ của Frank và ông ta sống sót sau vụ ám sát. Cảnh sát yêu cầu Frank mô tả sát thủ, nhưng Frank liên tục nói với họ rằng ông ta không kịp nhìn kỹ kẻ gây án. Thậm chí "bố già" còn tuyên bố ông ta chưa nghe thấy tiếng súng.

Người gác cửa ở tiền sảnh của tòa nhà mô tả tay súng là một người đàn ông cao 1,8 m với thân hình chắc nịch. Sở Cảnh sát New York đã điều động 66 thám tử vào cuộc, và ngay sau đó người gác cửa đã xác định Vincent Gigante là sát thủ.

Cảnh sát bắt Vincent Gigante và đưa hắn ra tòa vào năm 1958. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự xác nhận của người gác cửa, các công tố viên cũng không thể kết án vì ông trùm Frank khẳng định ông ta không thể nhận dạng kẻ tấn công. Vì thế, tòa án tuyên Vincent vô tội.

Các phóng viên kể rằng sau khi thẩm phán tuyên án, Vincent đã nói khẽ: “Cám ơn Frank”. Sau phiên tòa, Frank hiểu dã tâm của Vito nên quyết định rút lui khỏi băng đảng và trở thành thợ trồng hoa. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông ta trong giới mafia ở New York vẫn rất lớn, đến nỗi mà nhiều người gọi ông ta là “Thủ tướng của thế giới ngầm”. Nhiều nhân vật cộm cán trong giới mafia thường xuyên tới căn hộ của ông ta để tham khảo ý kiến về các vấn đề giang hồ. Frank qua đời vào tháng 2/1973, sau một cơn đau tim.

Cái chết thảm của 'bố già hòa nhã' trong nội chiến băng đảng ở Mỹ

Dù chủ trương tránh bạo lực và ưu tiên phát triển sức mạnh mềm, "bố già hòa nhã" Angelo Bruno vẫn chịu kết cục bi thảm như nhiều trùm mafia khác.

Kiến Văn

Bạn có thể quan tâm