Tôi đang đầu tư cho con học thêm tại nhà để vào lớp 1 do sợ con đi học bỡ ngỡ, không bằng bạn bằng bè. Nhưng con còn nhỏ, ham chơi nên chưa học được nhiều, hay lơ là chữ được chữ mất, cô giáo cũng bó tay. Theo bác sĩ, tôi nên làm gì để rèn cho con vào nếp, chịu học và đủ sức học thêm?
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM
Chương trình giáo dục trẻ em mầm non thường chú trọng nhiều vào các hoạt động vui chơi. Ở bậc học mầm non, các bé mới chỉ được hướng dẫn nhận biết cơ bản, môi trường học tập thiên về chăm sóc kết hợp vui chơi, rèn luyện thể chất, kỹ năng cần thiết theo độ tuổi. Trẻ luôn có sự hỗ trợ của giáo viên trong sinh hoạt cá nhân và được thoải mái hoạt động.
Khi bước vào giai đoạn tiểu học, các bé không còn trong bối cảnh vừa học vừa chơi. Thay vào đó, bé phải học cách tiếp nhận kiến thức, làm quen với nền nếp và tuân thủ giờ giấc, kỷ luật của nhà trường.
Vào lớp 1, trẻ em tiếp cận với môi trường đòi hỏi sự tập trung, ý thức tự giác, tự lập cao hơn. Tất cả trẻ em đều trải qua giai đoạn làm quen và thích nghi. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần các bé đều có biểu hiện ham chơi, lơ là, thích chạy nhảy thay vì học chữ hay làm toán.
Trẻ chuẩn bị lên lớp 1 thường thiếu sự tập trung do đã quen với môi trường mầm non. Ảnh: Hoàng Hà. |
Nếu cha mẹ lo lắng thái quá ở thời điểm này, trẻ sẽ gặp thêm căng thẳng tâm lý, khiến các bé khó thích nghi nhanh với môi trường học tập mới. Việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 trên thực tế không cần thiết xét cả về mặt giáo dục lẫn tâm lý. Cha mẹ không nên quá lo lắng, bị tác động về thành tích hoặc các xu hướng, không kiểm chứng trên mạng xã hội.
Việc trẻ không thích học chủ yếu do yếu tố tâm lý và phương pháp chưa phù hợp, lâu dài sẽ dẫn đến các hành vi phản kháng như la hét, khóc lóc, nghịch phá trong lúc học, so bì, tị nạnh với em bé hơn…
Việc cha mẹ nên làm là thay đổi cách tiếp cận, để bé được vừa chơi vừa học đúng sinh lý và tâm lý của lứa tuổi tiền học đường, tạm dừng học chữ hoặc điều chỉnh cách thức dạy học chữ để bé cảm thấy học chữ là niềm vui.
Phụ huynh nên ý thức được việc học chữ là hoạt động bổ trợ, khuyến khích, định hướng cho bé vào lớp 1 tự tin và vui vẻ chứ thay vì là hoạt động bắt buộc phải làm.
Ngoài ra, cha mẹ cần yên tâm là khi con vào lớp 1 sẽ có thầy cô hướng dẫn cùng bạn bè thi đua. Mức độ tập trung của trẻ vì thế cũng sẽ được rèn luyện và tăng cao.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, các bé bắt đầu học tập kiến thức phổ thông, nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động não bộ cũng tăng lên. Nếu lười ăn, ăn không đủ số bữa ăn khuyến nghị, trẻ có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, giảm sức bền, kết quả học tập không cao…
Trẻ em tuổi học lớp 1 cần ăn đủ 3 bữa chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều và 2-3 bữa phụ. Những chất dinh dưỡng như đạm, bột đường, béo, chất xơ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng quan trọng để các bé tăng trưởng và học tập tốt, và duy trì bền bỉ cả ngày.
Cha mẹ có thể thiết kế các bữa ăn trong ngày đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm: Chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, đậu đỗ…); chất bột đường (như cơm, xôi, nui, mì, phở…); giàu chất béo (như dầu mỡ, bơ…), các loại rau, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa.
Ngoài ra, mỗi ngày, trẻ nên dùng khoảng 400 ml sữa và chế phẩm từ sữa - đây là chất dinh dưỡng quan trọng với sự tăng trưởng và sức khỏe trẻ em, lại dễ hấp thu.
92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.
Đặc biệt, Nestlé MILO 110 ml - hộp nhí dung tích phù hợp cho trẻ nhỏ - sở hữu vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích ở dạng hộp giấy nhỏ gọn, tiện lợi, thích hợp để dùng ở nhà, đi học hoặc vui chơi.