Phụ huynh cần đồng hành ở cả khía cạnh thể chất và tinh thần, giúp con học tập trong môi trường an toàn, dù ở lớp hay ở nhà.
Nhà trường ưu tiên sự an toàn của học sinh
Tại TP.HCM, 14/2 được gọi là “ngày tựu đường đặc biệt” khi hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 được quay lại lớp học trực tiếp sau 9 tháng xa thầy cô, bạn bè. Ghi nhận từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, 151.335/288.262 trẻ mẫu giáo (chiếm 66,33%); 670.366/698.356 học sinh tiểu học (chiếm 95,99%); 89.818/94.903 học sinh lớp 6 (chiếm 94,64%) đã trở lại trường học.
Học sinh tại TP.HCM chính thức trở lại trường học vào 14/2. Ảnh: Duy Anh. |
Trước khi đón trẻ trở lại trường, việc thông tin đến phụ huynh, nắm bắt tình hình học sinh, phương án đón trẻ... được nhiều trường chuẩn bị từ trước Tết. Riêng công tác vệ sinh trường lớp, đồ dùng học tập vẫn được cán bộ, nhân viên trường duy trì với tần suất liên tục.
Cũng theo Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM, trong tuần đầu đi học trở lại, khối mầm non không tổ chức ăn sáng; bảo mẫu, giáo viên tập trung đón trẻ từ đầu buổi học và có tầm soát (sát khuẩn, đo thân nhiệt...); phối hợp phụ huynh để chăm sóc trẻ.
Để tránh ùn tắc, tụ tập đông người, tất cả trường mầm non, tiểu học được yêu cầu phân luồng học sinh ở cổng ra vào, bố trí giờ vào lớp - ra về lệch ca. Nhiều trường tổ chức gặp gỡ học sinh để triển khai quy định 5K, hướng dẫn di chuyển từ cổng trường vào lớp, khu vực đi vệ sinh… Một khía cạnh quan trọng để đảm bảo an toàn cho toàn bộ học sinh là phương án, kịch bản xử lý của nhà trường khi có ca F0 hoặc tình huống lây lan dịch bệnh.
Các trường triển khai tuyên truyền nguyên tắc 5K, ưu tiên đảm bảo an toàn cho học sinh. Ảnh: Duy Anh. |
Bên cạnh công tác phòng dịch, nhà trường cũng lên kế hoạch học tập chi tiết cho nhiều đối tượng học sinh như tiếp tục học trực tuyến với các em chưa thể đến lớp, tổ chức dạy học phụ đạo, ôn tập củng cố kiến thức cho những em không đủ điều kiện tham gia học trực tuyến từ đầu năm học…
Giúp trẻ vui khỏe trong mọi tình huống
Dù đã đi học trở lại hay vẫn còn học online tại nhà, đâu đó nỗi lo về sức khỏe của con vẫn hiện hữu trong lòng nhiều phụ huynh. Để con luôn ở trạng thái tốt nhất, bố mẹ cần quan tâm đến việc “bảo hộ” bên ngoài cũng như chăm sóc sức khỏe của con từ bên trong. Việc cập nhật thường xuyên các kiến thức y tế, kỹ năng bảo vệ sức khỏe có thể giúp trẻ giảm bớt lo sợ trước nguy cơ dịch bệnh.
Là “lá chắn” ngăn ngừa lây lan virus qua đường hô hấp, khẩu trang cần được khuyến khích sử dụng cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, việc dạy con cách làm sạch tay trước khi ăn, sau khi hắt hơi, đi vệ sinh, tiếp xúc với người khác… rất quan trọng.
Khẩu trang là “lá chắn” bảo vệ học sinh khỏi tác nhân gây bệnh. Ảnh: Chí Hùng. |
Bên cạnh biện pháp phòng dịch từ bên ngoài, việc tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ từ bên trong bằng chế độ dinh dưỡng đa dạng đóng vai trò quan trọng. Trẻ được ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ có nền tảng sức khỏe, đề kháng tốt hơn.
Bố mẹ có thể chuẩn bị “hành trang sức khỏe” cho con thông qua thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ bốn nhóm chất gồm: Protein, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài các bữa chính, việc bổ sung các thức uống dinh dưỡng góp phần giúp con có thêm năng lượng, cải thiện tầm vóc, đặc biệt là nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, phụ huynh cần khuyến khích trẻ tích cực vận động phù hợp trong mọi điều kiện học tập. Đây là các yếu tố quan trọng để giúp con không “đối đầu” với tác nhân gây bệnh.
Bổ sung các thức uống dinh dưỡng góp phần giúp con có thêm năng lượng, nâng cao sức đề kháng. |
Ở khía cạnh tâm lý, thực tế cho thấy, sau thời gian dài học trực tuyến, nhiều học sinh hào hứng vì được gặp lại bạn bè, thầy cô nhưng không ít trẻ xuất hiện tâm lý ngại đi học và lười giao tiếp, phụ thuộc vào thiết bị công nghệ. Ở chiều ngược lại, nhiều em học sinh tại các trường vẫn duy trì học trực tuyến thì tỏ ra uể oải khi phải tiếp tục những thói quen sinh hoạt và thời gian biểu cũ trong suốt nhiều tháng qua. Để trẻ trở lại việc học với trạng thái tích cực, phụ huynh cần bắt nhịp tâm lý của con để hỗ trợ kịp thời, luôn có sự tương tác chặt chẽ với nhà trường.
Trong dịp “tựu trường” đặc biệt vừa qua tại TP.HCM, Nestlé Milo đồng hành cùng cha mẹ và thầy cô để tạo nên niềm vui đến lớp trọn vẹn cho trẻ với chương trình “Tiếp năng lượng trở lại trường”. Trong khuôn khổ chương trình diễn ra tại các trường học tại TP.HCM và hệ thống siêu thị toàn quốc, nhãn hàng trao hơn 2,5 triệu hộp sữa Milo đến các em nhỏ trên khắp cả nước. Đây là lần thứ hai nhãn hàng tổ chức hoạt động tặng sữa cho học sinh trong dịp trở lại trường sau dịch Covid-19.
Xuyên suốt các đợt giãn cách xã hội, Nestlé Milo đồng hành cùng phụ huynh mang đến trải nghiệm học tập, vui chơi tại nhà năng động cho trẻ. Nhãn hàng triển khai các chương trình như “Ở nhà nhưng đừng ở yên”, “Trại hè năng lượng trực tuyến”, “Việt Nam năng động khắp nơi”… để khuyến khích các em vận động thể chất.
Vừa qua, vào tháng 12/2021, Nestlé Milo và Hội Thể thao học sinh Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) ký biên bản ghi nhớ hợp tác các hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2022-2026. Dự kiến, nhãn hàng là đơn vị tài trợ chính với tổng kinh phí lên đến 38 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, Nestlé Milo tiếp tục tham gia các hoạt động tài trợ thể thao để mang đến những sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh.
Bình luận