Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình khắc nghiệt lái máy xúc đến Nam Cực

Nữ diễn viên Hà Lan Manon Ossevoort thực hiện cuộc hành trình khắc nghiệt trên chiếc máy kéo từ châu Âu, qua châu Phi và đến Nam Cực.

Bà mẹ một con cho biết, hành trình 16 ngày dài 2.400 km qua vùng băng giá lớn nhất thế giới ở Novo, Nga đến Nam Cực là vô cùng vất vả. Manon lái chiếc máy kéo đỏ hiệu Massey Ferguson MF 5610 qua những vùng đất gồ ghề phủ đầy băng giá với tốc độ trung bình gần 10 km/h.
Nữ diễn viên Manon Ossevoort 38 tuổi người Hà Lan cho biết, hành trình 16 ngày vượt qua 2.400 km, qua vùng băng giá lớn nhất thế giới ở Novo, Nga đến Nam Cực là vô cùng vất vả. Manon lái chiếc máy kéo đỏ hiệu Massey Ferguson MF 5610 qua những vùng đất gồ ghề phủ đầy băng giá với tốc độ trung bình gần 10 km/h.
 “Chuyến đi thật nhiều cảm xúc, tôi thực sự rất hạnh phúc, cảm giác như một phép màu khi cuối cùng đã đến đây.”, Manon chia sẻ với AFP qua điện thoại sau khi đặt chân đến Nam Cực và hoàn thành giấc mơ kéo dài cả thập kỷ của mình. “Khó khăn nhất của cuộc hành trình là một ngày mà tôi chỉ lái được 0,5 - 5 km/h. Tôi rất lo là hành trình không thể thực hiện được đến một nửa nếu tình trạng trở nên tồi hơn dù chỉ một chút”.
“Chuyến đi thật nhiều cảm xúc, tôi thực sự rất hạnh phúc, cảm giác như một phép màu khi cuối cùng đã đến đây.”, Manon chia sẻ với AFP qua điện thoại sau khi đặt chân đến Nam Cực và hoàn thành giấc mơ kéo dài cả thập kỷ của mình. “Khó khăn nhất của cuộc hành trình là một ngày mà tôi chỉ lái được 0,5 - 5 km/h. Tôi rất lo là hành trình không thể thực hiện được nếu tình trạng trở nên tồi hơn dù chỉ một chút”.

10 năm đào hang bằng tay tạo tuyệt tác có một không hai

Nghệ sĩ Ra Paulette dành cả thập kỷ đào hang trong vách núi đá tạo ra những căn phòng chạm khắc tuyệt đẹp hoàn toàn bằng những công cụ thô sơ.

Manon bắt đầu hành trình năm 2005, và cô mất đến 4 năm lái xe từ Hà Lan đến Cape Town, phía nam châu Phi. Nhưng cô bị nhỡ chuyến tàu đi Nam Cực. Vô cùng thất vọng vì lỡ chuyến đi, Manon phải dành 4 năm sau đó ở tại Hà Lan để viết sách, làm diễn giả và cố gắng quay lại chiếc máy kéo của mình.
Manon bắt đầu chuyến đi năm 2005, và cô mất đến 4 năm lái xe từ Hà Lan đến Cape Town, phía nam châu Phi. Nhưng cô bị nhỡ chuyến tàu đi Nam Cực. Vô cùng thất vọng, Manon phải dành 4 năm sau đó ở tại Hà Lan để viết sách, làm diễn giả và cố gắng quay lại chiếc máy kéo.
Cuối cùng, với sự tài trợ của hãng Massey-Ferguson và một vài công ty khác, Manon đã thực hiện được giấc mơ của mình. Cô một mình đi xuyên qua châu Phi. Tuy nhiên, khi đến Nam Cực thì máy kéo phải duy trì vận hành liên tục ngày đêm, vì vậy cô có thêm người bạn đồng hành là anh thợ cơ khí người Pháp Nicolas Bachelet để thay nhau lái.
Cuối cùng, với sự tài trợ của hãng Massey-Ferguson và một vài công ty khác, Manon đã thực hiện được giấc mơ. Cô một mình đi xuyên qua châu Phi. Tuy nhiên, khi đến Nam Cực thì máy kéo phải duy trì vận hành liên tục ngày đêm (nếu dừng xe có thể không khởi động lại nổi vì lạnh), vì vậy cô có thêm người bạn đồng hành là anh thợ cơ khí người Pháp Nicolas Bachelet để thay nhau lái.

Tổng cộng, Manon có đoàn đồng hành gồm 7 người, bao gồm cả đoàn làm phim tài liệu ghi lại hành trình của cô.

Trong thời gian bà mẹ rong ruổi ở Nam Cực, cô con gái 10 tháng tuổi Hannah ở nhà với bố là phi công Roger Nieuwendyk. Roger chia sẻ rằng anh hoàn toàn ủng hộ vợ: “Chúng tôi sẽ đến đón cô ấy ở sân bay khi cô trở về nhà”.
Trong thời gian bà mẹ rong ruổi ở Nam Cực, cô con gái 10 tháng tuổi Hannah ở nhà với bố là phi công Roger Nieuwendyk. Roger chia sẻ rằng anh hoàn toàn ủng hộ vợ: “Chúng tôi sẽ đến đón cô ấy ở sân bay khi cô trở về nhà”.
Hiện giờ, Manon phải thực hiện cuộc hành trình trở về Hà Lan, nhưng cô hoàn toàn tự tin nói rằng trở về sẽ nhanh hơn và cô hy vọng sẽ về nhà trước giáng sinh.
Hiện giờ, Manon phải thực hiện cuộc hành trình trở về Hà Lan, nhưng cô hoàn toàn tự tin nói rằng trở về sẽ nhanh hơn và cô hy vọng sẽ về nhà trước Giáng sinh.
Manon dự định viết một cuốn sách cho trẻ em và làm một bộ phim về chuyến đi của mình. “Chính nỗi sợ hãi đã ngăn người ta theo đuổi giấc mơ của mình, và nhiều người nói rằng, thực hiện giấc mơ cũng bất khả thi như việc lái máy kéo đến Nam Cực vậy. Đối với tôi, chiếc máy kéo là biểu tượng của một thực tế là, nếu bạn muốn làm một điều gì đó, có thể bạn sẽ không làm được thật nhanh, nhưng nếu bạn kiên trì và vẫn giữ được sự hài hước của mình, thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được”, cô nói.
Manon dự định viết một cuốn sách cho trẻ em và làm một bộ phim về chuyến đi của mình. “Chính nỗi sợ hãi đã ngăn người ta theo đuổi giấc mơ của mình, và nhiều người nói rằng, thực hiện giấc mơ cũng bất khả thi như việc lái máy kéo đến Nam Cực vậy. Đối với tôi, chiếc máy kéo là biểu tượng của một thực tế là, nếu bạn muốn làm một điều gì đó, có thể bạn sẽ không làm được thật nhanh, nhưng nếu bạn kiên trì thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được”, cô nói.

Cuộc sống phi thường ở nơi lạnh nhất thế giới

Ngôi làng Oymyakon của Nga được biết đến là nơi lạnh nhất có người sinh sống trên thế giới, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây có thể xuống tới mức -64,4 độ C.

Thúy Nguyễn

Ảnh: Daily Mail

Bạn có thể quan tâm