Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình núi, gió, cát, sóng và đền tháp Champa

Rất nhiều người từng nghe qua giai điệu "Tiếng trống Paranung" trước khi tận mắt nhìn thấy nhạc cụ đó. Giai điệu và những gì được mang trong ca từ của ca khúc ấy là yếu tố chính thúc đẩy tôi đi hết những nơi mà văn hóa – con người Chăm hiện hữu.

Hành trình núi, gió, cát, sóng và đền tháp Champa

Rất nhiều người từng nghe qua giai điệu "Tiếng trống Paranung" trước khi tận mắt nhìn thấy nhạc cụ đó. Giai điệu và những gì được mang trong ca từ của ca khúc ấy là yếu tố chính thúc đẩy tôi đi hết những nơi mà văn hóa – con người Chăm hiện hữu.

Đây là một trong số ít tộc người ở Việt Nam sở hữu khối tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể nguyên vẹn, chi tiết còn tồn tại đan xen nhau. Nhờ vậy, người ta có thể chiêm ngưỡng, khám phá trong tâm trạng vừa ngưỡng mộ, vừa vui sướng vì được xem - nghe - thấy cùng lúc. Trong nhiều năm, cuối cùng tôi đã hoàn thành được phần nào ước nguyện đi hết những chặng đường núi, gió, cát, sóng để đến với nền văn hóa này.

Cánh cửa đầu tiên mở ra đón tôi đến với nền Văn hóa Chăm huyền thoại là Tháp Nhạn – ngọn tháp sừng sững, vời vợi trên đỉnh núi Nhạn. Với kiến trúc chóp vuông 4 tầng vững chắc, quay về hướng Đông – ngày đón gió biển, đêm nghe tiếng sông Ba rì rầm, Tháp Nhạn ghim một ấn tượng sâu sắc về sự bề thế, oai nghiêm vào lòng mỗi người đến với Phú Yên.

Bắt đầu từ công trình kiến trúc từ Thế kỷ 12 của Đồng bào Chăm vùng Châu Thổ sông Ba đó, tôi đã đi theo những con đường riêng, với những thời gian khác nhau để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Sau Tháp Nhạn, tôi đến Tháp Bà Ponagar – nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu Ana – nữ thần tối quan trọng trong tín ngưỡng Champa. Đây là hàng cột bình đài phía trước - kiến trúc đặc sắc của tháp bà Ponagar.

Tôi may mắn có mặt đúng dịp Tháp Bà đón đội ca múa nhạc Chăm Huệ Dương – Ninh Thuận tới biểu diễn. Lần đầu tiên được tận tai nghe những thanh âm truyền thống Chăm qua tiếng kèn Saranai réo rắt hòa với tiếng trống Ghi năng rộn ràng ngay dưới chân tháp cổ oai nghiêm. Tôi được tận mắt chiêm ngưỡng những điệu múa Vò, múa Gáo, múa Quạt sôi nổi của các thiếu nữ Chăm, hay tận tay chạm vào những vò, bình gốm đặc trưng cho văn hóa, mỹ nghệ dân tộc này.

Đi dọc một vòng văn hóa Chăm, nhất định phải chiêm ngưỡng khu di tích Mỹ Sơn nổi tiếng. Người ta không thể không choáng ngợp trước vẻ bề thế của hệ thống đền tháp giữa rừng núi này.

8. Hệ thống đền tháp Mỹ Sơn vốn là nơi các vương triều Champa cổ tiến hành cúng tế. Ở đây, có những ngôi tháp quy mô còn nguyên vẹn, những di vật nhuốm màu thời gian sau hơn chục thế kỷ, vẫn hiên ngang đứng đó, là biểu tượng cho nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Champa kiệt xuất.

Trên đường xuôi vào Ninh Thuận, chúng tôi ghé thăm cụm Hòa Lai – Ba Tháp - những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa còn lại theo đánh giá của các nhà nghiên cứu.

Nổi tiếng nhất trong các tháp Chăm còn lại chính là tháp PoKlong Garai – cụm tháp hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay ở tỉnh Ninh Thuận với 3 phần: Tháp Chính, Tháp Lửa và Tháp Cổng.

Đây là đường lên Tháp Chính : địa điểm tổ chức Lễ hội Kate – Lễ hội lớn, đặc sắc nhất của đồng bào Chăm mỗi ngày 1/7 lịch Chăm hàng năm.
Chiêm ngưỡng PokLong Garai.

Không chỉ được chiêm ngưỡng những di sản vật thể, tôi còn được những người Chăm hiền hòa, tốt bụng giới thiệu và chia sẻ những nét văn hóa đặc trưng khác. Tôi đã quàng chiếc khăn Mat'ra trứ danh thực sự, ngồi vào khung dệt thổ cẩm làng Irahani (Mỹ Nghiệp), đã tận tay gõ vào mặt trống Paranưng, nâng niu những vò gốm vừa ra lò ở Paley Hamu Trok (Bàu Trúc) – làng nghề cổ nhất Đông Nam Á.

Tôi đã đi xuyên những trảng cát trắng ven biển đến với ngôi làng Chăm còn nguyên những người phụ nữ mặc váy quàng khăn và những người đàn ông mặc xà rông cũng quấn khăn. Đã đến tận những ngôi làng Chăm đầu nguồn Sông Hậu ở Tân Châu – An Giang, nơi có những ngôi nhà gỗ sàn cao luôn sẵn sàng trước những trận lũ về.

Những thánh đường Đạo Hồi đẹp đẽ, uy nghiêm ở Châu Đốc – An Giang.
Kiến trúc mái vòm đặc trưng của Đạo Hồi cùng với màu trắng – màu sắc tôn kính, thiêng liêng trong văn hóa Chăm.
Nụ cười Chăm luôn dành cho tôi trên mỗi chặng đường của những con người da nâu hiền hòa sống cùng đền tháp, gió cát và sông nước... mà tôi hết sức yêu mến.

Độc giả Thùy Mai

lethuy...@gmail.com

Theo Infonet

Vẻ đẹp của mùa phượt

Thời điểm mùa thu đông cũng là lúc những người yêu du lịch đổ tới những cánh đồng lúa vàng, các đồng hoa rực rỡ hay khám phá miền đất mới. Nếu bạn có kỷ niệm đẹp về những chuyến đi bụi đầy thú vị, về những cảnh đẹp trên đường đã qua hay những gương mặt ấn tượng đã gặp, hãy chia sẻ với chúng tôi tại địa chỉ gocmaydulich@zing.vn. Vui lòng gửi bài viết bằng tiếng Việt có dấu, từ 300 từ trở lên và có kèm hình minh họa.

Độc giả có bộ ảnh được chọn đăng sẽ được nhận nhuận bút từ tòa soạn.

Độc giả Thùy Mai

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm