Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Hào quang mặt trời tại chùa Tam Chúc trước ngày cung rước Xá lợi Phật

Trước thềm nghi lễ cung rước Xá lợi Đức Phật về chùa Tam Chúc, nhiều người dân, Phật tử và du khách bất ngờ chứng kiến hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện trên bầu trời.

Hào quang mặt trời được ghi nhận tại chùa Tam Chúc trưa 15/5. Ảnh: Chùa Tam Chúc.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, người dân tỉnh Hà Nam bất ngờ chứng kiến hiện tượng quầng mặt trời, hay còn gọi là hào quang, xuất hiện rõ nét trên bầu trời. Hiện tượng này diễn ra tại nhiều khu vực trong tỉnh, trong đó có chùa Tam Chúc (thuộc phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng).

Nhiều người dân, Phật tử tham quan, chiêm bái tại chùa Tam Chúc đều bày tỏ thích thú khi chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên trên bầu trời trước ngày cung rước xá lợi Đức Phật về chùa Tam Chúc.

Theo ghi nhận, quầng sáng ban đầu có kích thước nhỏ, sau đó mở rộng dần, tạo thành một vòng tròn rực rỡ bao quanh mặt trời. Thời điểm xuất hiện hào quang, bầu trời trong xanh, quang đãng, giúp người dân dễ dàng quan sát và ghi lại hình ảnh.

Những ngày gần đây, hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Thái Nguyên, TP.HCM... Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, đây là hiện tượng tự nhiên khá phổ biến, không phải dấu hiệu bất thường về thời tiết.

Chua Tam Chuc anh 1

Hiện tượng quầng mặt trời tại chùa Tam Chúc trước ngày cung rước Xá lợi Đức Phật. Ảnh: Chùa Tam Chúc.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia khí tượng thủy văn, cho biết quầng mặt trời xuất hiện do hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng mặt trời qua các tinh thể băng hình lục giác trong các đám mây ti tầng (cirrostratus) ở độ cao khoảng 5-10 km.

Khi ánh sáng đi qua các tinh thể băng này, nó bị bẻ cong, phân tách thành các màu sắc khác nhau, tạo thành vòng tròn sáng xung quanh mặt trời, thường có màu sắc giống cầu vồng, với ánh đỏ ở phía trong và tím ở phía ngoài.

Hiện tượng này thường xảy ra khi tầng khí quyển ở độ cao 5.000-10.000 m có nhiệt độ giảm xuống 0⁰C tạo nên sự ngưng tụ các tỉnh thể băng mỏng tạo ra mây ti tầng che phủ bầu trời.

"Quầng mặt trời đôi khi được dân gian liên hệ với dự báo thời tiết như dấu hiệu sắp có mưa trong những ngày tới. Tuy nhiên hiện tượng này không phải dấu hiệu cho một giai đoạn dài của thời tiết", tiến sĩ Huy nói.

Từ ngày 17 đến 20/5, chùa Tam Chúc sẽ tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak 2025. Nghi lễ cung rước và tôn trí Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sự kiện tâm điểm, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách thập phương.

Xá lợi Đức Phật dự kiến được cung nghinh từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) đến Tam Chúc vào khoảng 5h ngày 17/5 và được an vị tại điện Tam Thế để tăng ni, Phật tử và du khách thập phương chiêm bái.

Thời gian mở cửa đón khách từ 5h30 đến 22h mỗi ngày. Đến trưa 20/5, chùa sẽ tổ chức lễ cung tiễn xá lợi và đưa về sân bay quốc tế Nội Bài để tiếp tục hành trình trở về Ấn Độ.

Ông Trương Quốc Khánh, phụ trách truyền thông Khu du lịch Tam Chúc, cho biết chùa dự kiến đón khoảng 30.000 - 50.000 lượt khách trong chuỗi sự kiện.

Để đảm bảo an toàn và trật tự, Ban tổ chức sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai hệ thống kiểm soát lưu lượng khách từ xa, phân luồng hợp lý, đồng thời tăng cường giám sát bằng hệ thống camera an ninh toàn khu vực.

Chua Tam Chuc anh 6

Người dân, Phật tử chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) ngày 14/5. Ảnh: Việt Hà.

Trong 4 ngày diễn ra Đại lễ, chùa Tam Chúc chuẩn bị 5 vạn suất ăn chay miễn phí phục vụ du khách, Phật tử, người dân mỗi ngày, do lực lượng hậu cần từ nhà bếp của chùa Tam Chúc và chùa Bái Đính phục vụ chế biến, phân phối.

Du khách và Phật tử đến chùa sẽ được miễn phí vé đi thuyền và xe điện (giá vé niêm yết hiện nay ở mức 250.000 - 480.000/người/lượt).

Ban tổ chức sẽ huy động khoảng 300-400 xe điện, gần 30 tàu chở khách tham quan, chiêm bái chùa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu di chuyển cho người dân và đại biểu dịp này.

Trong thời gian chiêm bái, khách tham dự không được mang theo lễ vật, vòng hoa, không chụp ảnh, quay phim tại khu vực tôn trí Xá lợi.

Bên cạnh nghi lễ chiêm bái Xá lợi Đức Phật, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh tại chùa Tam Chúc như: Đại lễ kính mừng Phật đản vào sáng 18/5, đêm hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an và hành hương theo cung đường tâm linh tại khuôn viên chùa.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Ngày 'săn' bướm, đêm ngắm đom đóm trong rừng Cúc Phương

Trong một buổi chiều tối, gia đình Hà Nội đã có chuyến đi đáng nhớ tại VQG Cúc Phương: săn bướm giữa nắng vàng và ngắm đom đóm khi đêm xuống.

Những dân công sở nhào lộn mua vui tại Nhật Bản

Mặc vest, thắt cà vạt và hô vang khẩu hiệu đầy năng lượng, những chàng trai công sở trẻ tuổi ở Tokyo (Nhật Bản) truyền cảm hứng bằng những màn nhào lộn ngoạn mục.

Nhà hàng Nhật Bản gây tranh cãi vì 'cấm cửa' khách Trung

Nhà hàng ở Osaka gây tranh cãi khi dán biển cấm khách Trung Quốc vì “nhiều người quá thô lỗ”, làm dấy lên lo ngại phân biệt đối xử giữa lúc khách Trung Quốc đến Nhật ngày càng đông.

Châu Sa

Bạn có thể quan tâm