![]() |
Quán đồ nướng ở Osaka, Nhật Bản vào ban đêm thu hút nhiều thực khách ghé thưởng thức. Ảnh: Tabelog. |
Ngày 10/5, nhà hàng đồ nướng Hayashin tại Osaka, Nhật Bản gây tranh cãi dữ dội khi dán một tờ giấy trước cửa, ghi bằng tiếng Trung với nội dung: "Không tiếp khách Trung Quốc vì nhiều người rất thô lỗ".
Hành động này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là người Trung Quốc bức xúc, lên án, theo SCMP.
Dù chưa rõ nguyên nhân cụ thể khiến nhà hàng đưa ra thông báo gây tranh cãi này, đây không phải lần đầu các doanh nghiệp tại Nhật bị tố phân biệt đối xử với du khách Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2023, một nhà hàng Trung Quốc tại Tokyo cũng bị chỉ trích vì treo biển cấm người Trung Quốc và Hàn Quốc, với dòng chữ kèm theo bằng tiếng Nhật cho rằng hành động này nhằm “ngăn ngừa virus Trung Quốc”.
![]() ![]() |
Quán ăn dán giấy cấm khách Trung Quốc ngay cửa ra vào. Ảnh: X. |
Tình trạng này dường như đang được một bộ phận người dân Nhật theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ, bất chấp phản ứng trái chiều từ cộng đồng quốc tế. Một số cư dân mạng Trung Quốc chỉ trích nhà hàng ở Osaka là “còn vô lễ hơn cả những khách thô lỗ” và cho rằng việc lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để thu hút sự chú ý là “rẻ tiền”.
Trong bối cảnh Nhật Bản đón lượng du khách quốc tế kỷ lục – 36,9 triệu lượt trong năm 2023, tăng hơn 47% so với năm trước – Trung Quốc là thị trường du lịch lớn thứ hai với gần 19% lượng khách.
Tuy nhiên, những hành vi phản cảm của một bộ phận du khách nói tiếng Trung tại Nhật thời gian qua cũng làm dấy lên tranh luận nội bộ. Từ việc ăn uống quá mức tại buffet, rung hoa anh đào để chụp ảnh, đến nằm giữa đường cao tốc gây tắc nghẽn, nhiều người Nhật đã lên tiếng về tình trạng "du lịch quá mức" và thiếu ý thức của du khách nước ngoài.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Không gian bên trong và ngoài quán Hayashin tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Tabelog. |
Theo luật pháp Nhật Bản, các nhà hàng có thể từ chối phục vụ khách vì rào cản ngôn ngữ, nhưng mọi hành vi phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch hoặc chủng tộc đều bị coi là vi phạm hiến pháp.
Giữa lúc ngành du lịch Nhật Bản đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào khách quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc và Hàn Quốc - vốn chiếm hơn 42% tổng lượng du khách - những sự việc như trên được cho là sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của nước này.
Với các món ăn phong phú và đặc sắc, Việt Nam được xếp vào danh sách những quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời của thế giới.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu hai cuốn sách Lê la quà vặt và Ăn quà xuyên Việt. Xuất bản năm 2017, đây có lẽ là những cuốn sách tranh ẩm thực đầu tiên của một tác giả Việt được xuất bản. Bằng những hình vẽ dễ thương và sinh động, vui tươi và hài hước, những trang vẽ của Đặng Hồng Quân khiến người xem như có thể mường tượng ra khung cảnh náo nhiệt của các hàng quà, thậm chí có đôi khi lộn xộn, nhôm nhoam như ngoài đời thực ta có thể vẫn bắt gặp.
> Đọc tiếp: 'Từ điển' món ngon nước Việt bằng tranh