Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Harvard bất tuân và đòn trừng phạt của ông Trump

Chính quyền Trump tuyên bố đóng băng hơn 2,2 tỷ USD tiền tài trợ và 60 triệu USD hợp đồng đối với Đại học Harvard, sau khi trường từ chối yêu cầu hạn chế hoạt động sinh viên.

Tổng thống Trump tấn công các đại học lớn bằng cách đe dọa cắt nguồn tài trợ. Ảnh: Reuters.

Theo AP, trong thư gửi Harvard vào ngày 11/4, chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu trường cải cách sâu rộng về quản trị và thay đổi chính sách tuyển sinh của trường.

Cuộc đối đầu giữa Trump và Harvard

Họ cũng yêu cầu Harvard xem xét lại quan điểm về sự đa dạng trong khuôn viên trường và ngừng công nhận một số câu lạc bộ sinh viên. Số tiền tài trợ và hợp đồng gần 9 tỷ USD có thể bị ảnh hưởng nếu Harvard không tuân thủ.

Đáp lại, ngày 14/4, Hiệu trưởng Harvard Alan Garber tuyên bố trường sẽ không khuất phục trước yêu cầu của chính phủ.

"Đại học sẽ không từ bỏ sự độc lập của mình hay các quyền hiến định", ông khẳng định "không chính phủ nào - bất kể đảng phái nào nắm quyền - được phép ra lệnh cho các trường đại học tư thục về nội dung giảng dạy, tuyển dụng hay lĩnh vực nghiên cứu, điều tra".

Vài giờ sau, chính phủ đã đóng băng hàng tỷ USD tiền tài trợ liên bang cho Harvard, đánh dấu lần thứ bảy chính quyền Trump áp dụng biện pháp này với các trường đại học hàng đầu, trong đó 6 trường thuộc Ivy League.

Trước đó, Đại học Columbia đã chấp nhận yêu cầu của chính phủ để tránh bị cắt giảm tài trợ, trong khi Đại học Pennsylvania, Brown, Princeton, Cornell và Northwestern bị tạm dừng tài trợ nhằm gây áp lực tuân thủ.

Chính quyền đã sử dụng việc cắt giảm tài trợ liên bang như một công cụ gây áp lực chính trị đối với các trường đại học lớn, đặc biệt là liên quan đến các cuộc biểu tình chống chiến tranh Israel - Gaza năm ngoái.

Họ cáo buộc các trường đại học không kiểm soát được tình trạng bài Do Thái trong các cuộc biểu tình.

Tuy nhiên, Hiệu trưởng Garber cho rằng Harvard đã thực hiện nhiều cải cách để giải quyết vấn đề bài Do Thái. Ông nói rằng nhiều yêu cầu của chính phủ không liên quan đến chủ nghĩa bài Do Thái, mà thay vào đó là một nỗ lực để kiểm soát "môi trường trí tuệ" của Harvard.

Việc cắt giảm tài trợ cho Harvard, một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và y tế hàng đầu, "không chỉ gây rủi ro cho sức khỏe và phúc lợi của hàng triệu người, mà còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và sự phát triển của quốc gia", ông Garber nói.

Ông cũng cho rằng hành động này vi phạm quyền Tu chính án thứ nhất của trường và vượt quá thẩm quyền theo Tiêu đề VI, vốn cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc quốc gia.

Tong thong Trump thue anh 1

Đại học Harvard cho rằng chính quyền Trump đang nỗ lực để kiểm soát "môi trường trí tuệ" của trường. Ảnh: Harvard University.

Phản ứng dữ dội từ cộng đồng Harvard

Lực lượng đặc nhiệm liên bang về chống chủ nghĩa bài Do Thái tuyên bố rằng sự phản kháng của Harvard "càng củng cố thêm tâm lý đặc quyền đáng lo ngại, vốn đã ăn sâu vào các trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Các trường cho rằng khoản đầu tư liên bang không đi kèm trách nhiệm tuân thủ luật dân quyền".

"Sự gián đoạn học tập tại các trường đại học trong những năm gần đây là không thể chấp nhận. Hành vi quấy rối sinh viên Do Thái là không thể dung thứ", lực lượng này nhấn mạnh.

Tổng thống Trump đã cam kết một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với vấn đề bài Do Thái trong khuôn viên trường, chỉ trích cựu Tổng thống Biden đã "bỏ qua" các trường học.

Chính quyền của ông đã mở nhiều cuộc điều tra mới tại các trường đại học, đồng thời bắt giữ và trục xuất một số sinh viên nước ngoài liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine.

Trước những yêu cầu từ chính quyền Trump, một nhóm cựu sinh viên Harvard đã gửi thư đến lãnh đạo trường, kêu gọi "kiện pháp lý và từ chối tuân theo những đòi hỏi bất hợp pháp, đe dọa quyền tự do học thuật và quyền tự chủ của trường".

"Hôm nay, Harvard đã bảo vệ sự chính trực, các giá trị và quyền tự do, những nền tảng cốt lõi của giáo dục đại học. Harvard đã cho thế giới thấy rằng sự học hỏi, đổi mới và phát triển mang tính đột phá sẽ không bao giờ khuất phục trước sự bắt nạt và những ý đồ độc đoán", Anurima Bhargava, một trong những cựu sinh viên đứng sau lá thư, khẳng định.

Áp lực từ chính phủ đối với Harvard cũng đã gây ra một cuộc biểu tình của cộng đồng trường vào cuối tuần, cùng với một vụ kiện từ Hiệp hội Giáo sư Đại học Mỹ vào ngày 11/4, nhằm phản đối việc cắt giảm tài trợ.

Trong đơn kiện, các nguyên đơn cáo buộc chính quyền Trump đã không tuân thủ các quy trình bắt buộc theo Tiêu đề VI trước khi tiến hành cắt giảm ngân sách, bao gồm việc thông báo cho cả trường đại học và Quốc hội.

"Những yêu cầu mang tính bao quát nhưng lại không rõ ràng này không nhằm mục đích khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ luật liên bang. Thay vào đó, chúng công khai tìm cách áp đặt lên Đại học Harvard các quan điểm chính trị và ưu tiên chính sách của chính quyền Trump, đồng thời buộc trường phải trừng phạt những phát ngôn không được ủng hộ", các nguyên đơn viết.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Du học sinh Việt Nam ra sao trước sóng thu hồi cả nghìn visa tại Mỹ?

Chỉ sau khoảng một tháng, gần 1.000 sinh viên quốc tế tại Mỹ bị thu hồi visa. Sự leo thang này đặt ra nhiều lo ngại về tương lai của các du học sinh đang theo học tại nước này.

Harvard nguy co mat 9 ty USD hinh anh

Harvard nguy cơ mất 9 tỷ USD

0

Chính quyền ông Trump xem xét cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách tài trợ cho Đại học Harvard giữa bối cảnh cuộc điều tra về chủ nghĩa bài Do Thái tại các trường đại học đang diễn ra.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm