Harvard dẫn đầu bảng xếp hạng trường đại học đào tạo nhiều tỷ phú nhất
Thứ ba, 6/8/2019 06:00 (GMT+7)
06:00 6/8/2019
Theo thống kê của công ty nghiên cứu Wealth-X, Đại học Harvard, Standford và Pennsylvania là 3 "cái nôi" đào tạo nhiều tỷ phú nhất thế giới.
Thành lập năm 1636, ĐH Harvard được mệnh danh là cái nôi đào tạo nhân tài và liên tục đứng đầu nhiều bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. 32 nguyên thủ quốc gia và hơn 150 chủ nhân giải thưởng Nobel từng theo học tại ngôi trường danh giá này. Harvard còn nắm giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng các trường đại học sở hữu nhiều sinh viên tốt nghiệp giàu có. Theo thống kê, trường có 1.830 cựu sinh viên giàu có với tổng tài sản lên đến 1,9 nghìn tỷ USD. Ảnh: The Progressive Army.
Nắm giữ vị trí số hai trên bảng xếp hạng là ĐH Standford. Sở hữu nhiều trung tâm nghiên cứu và các dự án danh tiếng, trường luôn góp mặt trong các bảng xếp hạng về đại học uy tín trên thế giới. Trường có 775 cựu sinh viên sở hữu khối tài sản kếch xù với tổng giá trị lên đến 1,1 nghìn tỷ USD. Nhà sáng lập của các tập đoàn lớn như Google, Nike, Instagram, Yahoo từng theo học tại đây. Ảnh: Wired.
ĐH Pennsylvania xếp thứ ba trên bảng xếp hạng với 774 cựu sinh viên là tỷ phú. Là thành viên của Ivy League, Đại học Pennsylvania có nhiều thế mạnh trong việc đào tạo chuyên ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh. Nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Point72, ông Steven A. Cohen và Tổng thống Mỹ Donald Trump, từng theo học tại đây. Ảnh: Glassdoor.
ĐH Columbia góp mặt ở vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng với thành tích được ghi nhận là 516 người, tổng tài sản lên đến 731 tỷ USD. Thành lập năm 1754, trường là cơ sở đào tạo giáo dục cấp đại học lâu đời nhất tại New York. Với chất lượng đào tạo hàng đầu, nhiều sinh viên từng theo học tại đây trở thành người thành công và danh tiếng. 15 nguyên thủ quốc gia, chủ nhân 97 giải Nobel, 101 giải Pulitzer, 25 giải Oscar từng học ở ngôi trường này. Ảnh: YouVisit.
ĐH New York là một trong những trường tư thục phi lợi nhuận nhất lớn nhất nước Mỹ. Năm 1950, trường được bầu vào Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ. Theo thống kê, trường xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng với 456 cựu sinh viên trở thành tỷ phú. Các sinh viên của trường giành được 36 giải Nobel, hơn 30 huy chương quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới, nghệ thuật và nhân văn. Nhiều người hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia, Viện Khoa học và Nghệ thuật, Quốc hội. Ảnh: Haiku Deck.
Viện công nghệ Massachusetts(MIT) là trường đào tạo khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới. MIT đóng vai trò lớn trong phát triển khoa học và công nghệ hiện đại. Nhiều sinh viên theo học tại trường từng đạt nhiều thành tựu trong các dự án nghiên cứu hạt nhân, khoa học không gian, khoa học máy tính. Ông Charles Koch, Giám đốc điều hành của Koch Industries, tỷ phú giàu thứ 11 thế giới, từng theo học tại trường. Ảnh: Huffington Post.
Với tổng tài sản của cựu sinh viên lên đến 259 tỷ USD, ĐH Cambridge góp mặt trong danh sách ở vị trí số bảy. Là một trong những trường đại học danh giá và lâu đời trên thế giới, ĐH Cambridge nổi tiếng về đào tạo toán học và thường xuyên lọt danh sách những trường đại học hàng đầu thế giới. Các nhà toán học, khoa học và chủ nhân của 90 giải Nobel từng theo học tại đây. Ảnh: GetYourGuide.
ĐH Northwestern xếp thứ tám trong danh sách với 365 tỷ phú và tổng tài sản đạt 145 tỷ USD. Thành lập năm 1851, trường được xem là cái nôi đào tạo tiến sĩ với hơn 700 triệu USD tài trợ mỗi năm. Các cựu sinh viên của trường nhận được nhiều giải thưởng lớn bao gồm 19 giải Nobel, 38 giải Pulitzer. Nhiều người hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật. Ảnh: Northwestern University.
Tọa lạc tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, ĐH Southern California xếp thứ chín trong danh sách. 9 sinh viên từng theo học tại trường đoạt giải Nobel danh giá, 11 người là học giả Rhodes và 12 học giả Marshall. Theo thống kê, trường có 319 cựu sinh viên trở thành tỷ phú, tổng giá trị tài sản đạt 188 tỷ USD. Ảnh: Her Campus.
Thành lập năm 1890, ĐH Chicago nhiều năm liền được xếp vào danh sách 10 viện đại học hàng đầu thế giới. Được biết đến là cơ sở giáo dục phi tôn giáo, dành cho cả nam và nữ, trường có những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển nhiều lĩnh vực học thuật như văn học, luật và kinh tế học, tôn giáo và chính trị... Trường có 326 tỷ phú, trong đó 98 người được trao giải Nobel, 49 học giả Rhodes và 9 người được huy chương Fields. Ảnh: NPR.
Sử dụng số tiền vừa phải, hai nữ sinh ĐH Southern Methodist biến phòng ký túc xá trở nên sang trọng với ga giường màu trắng, quầy cà phê và rèm cửa sổ.