Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hậu tuần trăng mật

Có khi chỉ vài ngày, mọi cá tính, thói quen đều có thể bộc lộ tự nhiên. Chỉ đến lúc ấy nhiều người mới ý thức được là mình đã “chim vào lồng, cá đã cắn câu”.

Hậu tuần trăng mật

Có khi chỉ vài ngày, mọi cá tính, thói quen đều có thể bộc lộ tự nhiên. Chỉ đến lúc ấy nhiều người mới ý thức được là mình đã “chim vào lồng, cá đã cắn câu”.

Hậu tuần trăng mật

Nhiều bậc nam nhi hí hửng, nôn nao đợi ngày “đưa nàng về dinh” mặc dù tư dinh của mình rất khiêm tốn. Nhiều cô nàng nhí nhảnh săm soi quần áo để được lên xe hạnh phúc một đời và hồi hộp đợi ngày phiêu lưu cùng chàng trong tuần trăng mật ngọt ngào, lãng mạn.

Rõ ràng, khi chuẩn bị lễ cưới ai nấy đều sung sướng đợi chờ những ngày… sung sướng. Nhưng nếu chưa thật sự “sẵn sàng” để chờ đón những… ngày dài sau tuần trăng mật thì có khi lại phải đối diện với bao điều tiếc nuối! Khi yêu, người ta thường “tốt khoe xấu che” nên dưới mắt mình, người yêu bao giờ cũng hết mực dễ thương và đầy sự lôi cuốn, hấp dẫn. Do đó khi được gần người mình thương mến, cảm xúc sẽ trào dâng và tình yêu nhanh chóng thăng hoa cùng… trời biển. Khi yêu, người ta chỉ được gặp nhau vài lần một tuần hoặc vài tuần một lần nên bao giờ họ, những người đang yêu chỉ biết “tranh thủ” ngắm nhìn và say đắm để rồi lại xa nhau mấy ngày đằng đẵng, ôi sao thời gian lại qua nhanh đến thế!

Vậy mà, chỉ sau sáu ngày chung sống, cô nàng dễ thương Ngọc T. đã phải lặng lẽ quay về nhà để nức nở cùng mẹ về ”điều nghe thấy kinh hoàng” ở người chồng trẻ hào hoa, lịch lãm ngày nào. Chuyện trầm trọng đến thế sao? Điều gì xảy ra với cô con gái rượu, chúng nó đã yêu nhau say đắm và chàng rể thì quá ư tuyệt vời mà! Người mẹ thật sự lo lắng vì con gái nhất mực khóc và không chịu tiết lộ điều bí mật kia là gì. Chàng rể lúng túng và cũng ngơ ngơ ngác ngác điện thoại cho mẹ vợ cầu cứu và cho biết chuyện thật hệ trọng nhưng vẫn không biết điều tệ hại nào mình đã gây ra cho cô vợ trẻ.

Khi tình trạng căng thẳng đã qua, cô nàng cho mẹ biết điều bí mật động trời ấy là anh chồng đêm nào cũng ngáy to như đang cãi lộn không bằng, người vợ không thể chịu được giọng ngáy lạ lùng và khó chịu mà mình chưa bao giờ nghe thấy. Cô gái nức nở với mẹ: “Mẹ ơi làm sao con có thể chịu nổi, con phải làm gì bây giờ?”.

Người mẹ tròn xoe đôi mắt nhìn con, thế ra điều kinh hoàng ấy chỉ là tiếng ngáy đều đều của chàng rể. Nhưng, chẳng lẽ chỉ vì tội ngáy đêm mà người chồng mất vợ? Chẳng lẽ tình yêu không đủ mạnh để “yêu chồng nhiều hơn qua từng đêm nghe ngáy”? Vậy là khi nghe mẹ “trao đổi kinh nghiệm” cô vợ trẻ đã quay về cùng chồng chinh phục tiếng ngáy và sau đó sóng gió đã không còn xảy ra.

Điều buồn cười là đến bây giờ, khi không nghe chồng ngáy, người vợ sẽ không thể nào ngủ yên vì đã trót quen những âm thanh đều đều ru ngủ mình từng đêm như nghe nhạc êm dịu, quen đến nỗi khi muốn ngủ trước chồng cô vợ đã thỏ thẻ: “anh ơi, hãy ngáy lên để ru em ngủ nhé”

Những ngày yêu nhau tha thiết, Quân, người bạn trai quê gốc miền Trung rất tinh tế và luôn chiều theo ý của Trang, người dân miền Nam thứ thiệt, họ cưới nhau trong sự ngưỡng mộ của bạn bè với niềm vui khó tả. Nhưng chỉ hơn bốn tháng sống chung, sự cố đã xảy ra và như tức nước vỡ bờ, họ sẵn sàng “chiến đấu” để bảo vệ thói quen “nguồn cội” của mình.

Anh chàng Quân, luôn thích các món ăn với gia vị mặn nồng chất muối hoặc nước mắm tươi nguyên chất trong lúc cô vợ thì lúc nào cũng thích đường để chế biến nhiều món chua ngọt như một bếp trưởng lành nghề. Những tưởng chồng sẽ hào hứng hưởng ứng và ngọt ngào khen tài nấu ăn quý hiếm của vợ, nào ngờ nhiều lần Quân chỉ ăn qua loa rồi ăn cơm với nước mắm!

Hậu tuần trăng mật

Họ cãi nhau, tranh luận với nhau về khoa học dinh dưỡng và cả về văn hoá ẩm thực vùng miền, rồi giận nhau và mạnh ai nấy ngủ. Thì ra khi họ mới là người yêu, ai nấy đều cố gắng làm vui lòng “người ấy” còn khi đã thành vợ thành chồng thì sự thật sẽ phơi bày đến sỗ sàng và trần trụi, vậy thì làm cách nào để cơm lành canh ngọt dài lâu?

Mình với ta tuy hai mà một nhưng sẽ có lúc mình với ta tuy một mà lại là hai đấy chứ! Làm sao có thể chỉ là một khi hai người trước đó là người dưng nước lã? Nói vậy không có nghĩa là chúng ta không bao giờ có thể là cặp đôi lý tưởng, không bao giờ có thể là “cặp uyên ương hạnh phúc nhất thế gian”.

Sau tuần trăng mật, có khi chỉ vài ngày, thậm chí chỉ qua đêm tân hôn, mọi thứ cá tính, thói quen đều có thể bộc lộ tự nhiên có khi hết sức bất ngờ từ chồng từ vợ khi cả hai đều ý thức được là mình đã “chim vào lồng, cá đã cắn câu”.

Bức màn nhung rơi xuống để cả hai đối diện với những khác biệt tưởng như không bao giờ có vì tình yêu quá đỗi lãng mạng và bay cao. Biết cách thích ứng và “sống chung với lũ” là phương pháp có thể giúp cả hai song hành và giữ vững niềm tin về ngôi nhà hạnh phúc. Mặt khác, thay đổi người khác là điều vô cùng gian khó, nhất là đối với “ông chồng” hoặc “bà vợ” của mình.

Chị Hoa luôn chê chồng mình quê mùa khi cho rằng tư thế cầm đũa của anh ấy không ra dáng quý tộc nên hay yêu cầu anh ấy “cầm thế này mới đẹp”, đến lúc, khi không còn chịu được cảnh làm cậu học trò ngoan ngoãn thì anh chồng đã lớn tiếng nạt ngang (dù rằng mọi khi người chồng nể vợ vô cùng):”Em là vợ hay mẹ của anh vậy?” Thế là cơ sự nổ tung như quả bong bóng.

Mới hay, dù rất mực yêu nhau nhưng nếu không chuẩn bị để chấp nhận sự khác biệt, không chuẩn bị để sẵn sàng đôi lúc cãi nhau thì cuộc sống vợ chồng sẽ cứ phải mập mờ sáng tối.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bạn có thể quan tâm