Trên thế giới, 14/2 là ngày lễ tình yêu lớn nhất của các cặp tình nhân. Nhưng ở Trung Quốc, Thất Tịch, rơi vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, mới là ngày tình nhân lãng mạn nhất. Ngày này có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước thời nhà Hán (206 TCN đến 220 SCN).
Trong những năm gần đây, những người trẻ độc thân thường mách nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch để cầu duyên. Ăn các món từ đậu đỏ cũng bất ngờ thành "trend" được giới trẻ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng đậu đỏ mọi mọi người thường ăn và hồng đậu - biểu trưng cho tình yêu chung thủy trong văn hóa xứ Trung, gắn liền với cách phát âm của loại hạt hình trái tim - là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Món chè đậu đỏ cũng không liên quan gì đến ngày Thất Tịch.
Nguồn gốc của "hồng đậu tương tư"
Năm nay, ngày Thất Tịch rơi vào ngày 10/8 dương lịch. Ngày lễ này có nguồn gốc từ truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở Trung Quốc, theo SCMP.
Ngưu Lang, một chàng chăn bò khiêm nhường, đã lọt vào mắt xanh của Chức Nữ, một cô gái thợ dệt trên thiên đình, trong một lần nàng xuống trần gian. Nhưng vì mải nghe tiếng sáo của Ngưu Lang, Chức Nữ đã trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng phạt hai người phải chia cách, mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch.
Trong văn hóa Trung Quốc, hồng đậu là biểu tượng của tình yêu đôi lứa.
Hồng đậu, còn được gọi là "đậu tương tư", có ý nghĩa sâu xa. Nó có màu đỏ tươi, vỏ ngoài cứng, rắn chắc và hình dáng giống hình trái tim. Loại hạt này có thể bảo quản trong thời gian dài mà không sợ bị thối rữa hay phai màu.
Nhiều người dùng hồng đậu để kết vòng tay tặng người thương, như một cách gửi gắm tình yêu "sâu sắc, không bao giờ phai nhạt".
Hồng đậu là biểu tượng cho tình yêu chung thủy trong văn hóa Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock, Aite Jewelry. |
Đến năm 2001, chủ tịch Tập đoàn Hồng Đậu dựa vào bài thơ Tương Tư của thi sĩ Vương Duy thời Đường có nhắc đến chi tiết "hồng đậu" trùng với tên công ty, đã quyết định tổ chức sự kiện vào ngày 7/7 âm lịch. Hồng đậu được nhiều người biết tới hơn, từ đó gắn với ngày Thất Tịch.
Tuy nhiên, hồng đậu (tên tiếng Anh: Adenanthera pavonina) theo nghĩa gốc trong bài thơ là một loại hạt sinh trưởng ở miền Nam Trung Quốc, phân bổ nhiều tại các tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam.
Hồng đậu có cách phát âm giống với đậu đỏ thường ăn. Vì vậy, nhiều người đã chọn nấu các món ăn từ đậu đỏ thông thường để nấu chè và các món ăn trong ngày Thất Tịch.
Theo dòng chảy thời gian và văn hóa, truyền thuyết về Ngưu Lang - Chức Nữ cùng ngày Thất Tịch du nhập sang các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Việc ăn đậu đỏ trong ngày lễ tình yêu này cũng trở thành xu hướng.
Thất Tịch biến tướng ở Trung Quốc
Trong khi người trẻ ở đa số quốc gia ngày nay coi Valentine 14/2 là Lễ Tình nhân lớn nhất, tại Trung Quốc, ngày Thất Tịch (Qixi) mới được coi là lễ tình yêu chính thức.
Lễ hội này có ý nghĩa văn hóa sâu sắc trong văn hóa đất nước tỷ dân. Nhiều cặp đôi chọn thời điểm tổ chức đám cưới trùng với lễ hội, tin rằng việc kết hôn vào thời điểm tốt lành này sẽ mang lại nhiều may mắn.
Người trẻ ở Bắc Kinh mặc trang phục truyền thống trong ngày Thất Tịch. |
Ngày xưa, phụ nữ thường ăn mừng Thất tịch bằng cách mặc Hán phục truyền thống bao gồm áo dài thướt tha, tay áo rộng và thắt lưng. Lễ vật trong ngày này bao gồm trà, rượu, hoa và trái cây, cầu nguyện với Chức Nữ để xin sự thông thái và được ban những điều ước.
Phụ nữ mới cưới sẽ cầu có con, trong khi phụ nữ độc thân thường ước tìm được một người bạn đời tốt. Sau khi cầu nguyện, phụ nữ sẽ chơi trò chơi hoặc đọc thơ cho đến nửa đêm.
Theo truyền thuyết, Thất Tịch là ngày lễ để phụ nữ thể hiện kỹ năng xỏ kim của mình, với một truyền thống thi xem ai xỏ kim nhanh nhất. Bất kỳ ai xỏ được 7 cây kim mà không bị vấp được coi là có kỹ năng giỏi.
Ngắm sao cũng là một truyền thống trong ngày 7/7 âm lịch. Các cặp đôi yêu nhau sẽ cùng ngắm sao, bình thơ và trò chuyện vào buổi tối.
Nhưng giống như ngày Valentine, lễ Thất tịch đã bị thương mại hóa mạnh mẽ khi tặng quà được coi là cách để mọi người thể hiện tình yêu. Các thương hiệu xa xỉ đang kiếm tiền từ khả năng chi tiêu tiềm tàng của người tiêu dùng, theo SCMP.
Có rất nhiều chương trình tiếp thị cho Lễ hội Thất Tịch năm nay ở Trung Quốc: Chiến dịch của Gucci có sự tham gia của nam diễn viên Trương Linh Hà và người mẫu Hà Công; một chiến dịch của Bottega Veneta có sự tham gia của nữ diễn viên Chu Vũ Đồng, ca sĩ Mika Hashizume và người mẫu Du Juan ám chỉ đến câu chuyện tình yêu đằng sau ngày lễ lớn; Bộ sưu tập Qixi của Balenciaga gồm áo phông và áo hoodie được trang trí bằng hình trái tim...
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.