Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh hiện đại của 'gia sư'

Mang những tâm tư từ suốt thời sinh viên, cùng kinh nghiệm học tập ở nước ngoài, Trần Công Danh mong muốn xây dựng một hình ảnh mới về nghề gia sư tại Việt Nam.

Mô hình khác lạ

Tốt nghiệp ĐH Université de Reims Champagne - Ardenne tại Pháp, thay vì học tiếp thạc sĩ như nguyện vọng của gia đình, Danh trở về nước. Dù ổn định với công việc chuyên viên cấp cao của một ngân hàng có tiếng, Danh vẫn tranh thủ thời gian đi dạy thêm sau giờ làm để tìm hiểu mô hình gia sư ở Việt Nam.


Chàng trai nghèo hai lần đoạt HCV Olympic Toán học quốc tế

Cha mẹ làm phụ hồ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chàng trai nghèo quê Thái Bình đã không ngừng vươn lên, hai lần đoạt HCV Olympic Toán học quốc tế.

Danh nhận thấy, mô hình và thực tế hoạt động chủ yếu của các trung tâm gia sư vẫn là môi giới, thu phí “hoa hồng” của người dạy, “thả nổi” người học, dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như lừa đảo, gia sư kém chất lượng. Đầu năm 2015, Danh và một số người bạn bắt tay lập công ty và triển khai mô hình gia sư chuyên nghiệp.

Khác với những trung tâm gia sư thông thường, Maxlinks không những không thu phí “đặt cọc” của người dạy, mà còn có những khóa kỹ năng bổ trợ cho công việc và trả lương định kỳ.

Tuy nhiên, người dạy phải vượt qua những vòng kiểm tra chất lượng và phải có sự gắn bó với công ty. Đối với học viên, Maxlinks cung cấp những công cụ quản lý trực tuyến rất hiệu quả, như: Học bạ điện tử, thời khóa biểu linh hoạt, lộ trình chất lượng hoàn chỉnh.

Maxlinks kết nối chặt chẽ 3 bên: Người học, trung tâm và gia sư. Với sản phẩm giáo dục, đặc biệt là một mô hình giáo dục mới, không dễ dàng thuyết phục phụ huynh. Nhưng chính những thay đổi rõ rệt của các em học sinh qua từng ngày và cái “tâm” trong nghề đã khiến Maxlinks giành được tin tưởng.

Danh cho biết: “Lĩnh vực giáo dục còn rất nhiều vấn đề có thể làm tốt hơn. Mình tin rằng, dự án của mình sẽ góp phần thay đổi chất lượng của công việc gia sư hiện nay. Chính mình cũng đang khắc phục những sự thiếu sót của mình trong quãng thời gian làm gia sư trước đây”.

Kỹ năng nhiều hơn

Vốn là một học sinh giỏi nhiều năm liền của trường chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định), Danh thường được bà con cô bác nhờ kèm cặp các em học sinh khóa dưới. Vào TP HCM học đại học, Danh nhận dạy thêm môn Văn cho một cô bé lớp 11.

Tiếp xúc một thời gian, Danh biết được hoàn cảnh của cô bé khá đặc biệt: Bố mẹ ly hôn, cô bé đang sống với mẹ, chỉ cần thi tốt nghiệp xong sẽ được đưa ra nước ngoài, Danh thấy rõ, không chỉ truyền đạt kiến thức, gia sư còn cần những kỹ năng đặc biệt hơn trong giáo dục.

Dạy được một thời gian, Danh nhận được học bổng toàn phần và sang Pháp. Ở nước ngoài, Danh tiếp tục thi tuyển vào một trung tâm gia sư và dạy kèm cho một cậu bé học lớp 6, tên Fald. Cậu bé hổng kiến thức nền khá nhiều.

Fald sống với mẹ làm tiếp viên hàng không, thường phải đi xa nên cậu bé sống khá nội tâm. Ngoài giờ học, Danh dành thời gian lắng nghe tâm sự của học trò, giúp học trò thay đổi nhận thức về bản thân và có thêm động lực học tập.

Bằng những phương pháp học Toán, như tính nhẩm, tính nhanh, Danh nhanh chóng giúp đỡ cậu bé cải thiện kết quả học tập. Đến bây giờ, thỉnh thoảng, Danh vẫn nhận được thư cảm ơn từ học trò Pháp.

Các em học sinh cần dạy kèm thường có những điểm chung, như: Khó tiếp thu bài vở, học kém, nghịch ngợm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Danh chia sẻ: “Càng dấn sâu nghề gia sư, mình càng nhiều trăn trở. Suốt quá trình làm một người dạy kèm, từ quê nhà lên Sài Gòn, từ Việt Nam đến Pháp, mình luôn gặp phải những tình huống sư phạm khá giống nhau.

Những ngày đi dạy tại các gia đình Pháp, mình học được rằng: Chúng ta là những người bạn. Đối với họ, con trẻ cần sự chia sẻ chứ không cần áp đặt từ một phía. Giáo viên và học viên làm việc bằng tinh thần chia sẻ kiến thức, chia sẻ cách suy nghĩ và ngồi lại cùng nhau giải quyết vấn đề”.

Con đi du học, mỗi năm bố mẹ mất một căn hộ

Ngày càng nhiều gia đình cho con du học từ cấp ba. Thậm chí, nhiều người cho rằng, không cần tốt nghiệp THPT tại Việt Nam vẫn có thể vào đại học ở Anh, Mỹ. Đâu là sự thật?

http://svvn.vn/hinh-anh-hien-dai-cua-gia-su/

Theo Thanh Huyền/Báo Sinh viên Việt Nam

Bạn có thể quan tâm