Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh từ New York gây sửng sốt, nhưng chưa thể so với New Delhi

Cư dân New Delhi có thể cảm nhận được sự ô nhiễm ngay trên làn da của mình, nhìn thấy nó ở đường chân trời - khi đường chân trời chuyển sang màu vàng xám mệt mỏi.

Hình ảnh tượng Nữ thần Tự do ở New York trong tuần rồi chìm khuất trong làn khói dày đặc do cháy rừng ở nước láng giềng Canada - đã gây chấn động nước Mỹ.

Nhưng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, hình ảnh chiếc cổng vòm “India Gate” mang tính biểu tượng chìm sau màn khói dày đặc đã trở thành “bình thường mới” vào mỗi mùa đông, theo BBC.

o nhiem anh 1

Hình ảnh chiếc cổng vòm “India Gate” chìm trong làn khói đã trở nên quen thuộc mỗi mùa đông ở New Delhi. Ảnh: Reuters.

Đường chân trời chuyển sang màu vàng xám mệt mỏi

Làn khói dày đặc bao phủ thủ đô Ấn Độ đến từ sự trộn lẫn giữa khói từ những người nông dân đốt gốc rạ ở các bang lân cận, với các chất ô nhiễm do pháo nổ của hàng triệu người trong lễ hội Diwali của người Hindu.

Không khí trở nên tồi tệ một cách nguy hiểm, với mức độ ô nhiễm đạt gần gấp năm lần mức mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho là an toàn. Nó tương đương với việc hút một bao thuốc lá mỗi ngày.

Cư dân có thể cảm nhận được sự ô nhiễm ngay trên làn da của mình, nhìn thấy nó ở đường chân trời - khi đường chân trời chuyển sang màu vàng xám mệt mỏi. Và thậm chí người ta có thể nếm được sự ô nhiễm đó trong chính cổ họng của mình.

Người dân được yêu cầu ở trong nhà, đóng cửa sổ và cửa ra vào, cũng như cần đeo khẩu trang khi bước ra ngoài.

Cảnh tượng giống như trong tiểu thuyết u tối hoặc một bộ phim về ngày tận thế. Nhưng rất tiếc đó đang là thực tế.

Công dân New Delhi - cách người ta gọi cư dân thành phố - bắt đầu phản ánh về tình trạng nghẹt mũi, cay mắt và đau đầu. Các bệnh viện bắt đầu chật kín những người khò khè khó thở.

Những người có điều kiện có thể đổ xô đi mua những chiếc máy lọc không khí đắt tiền. Nhưng những cách này chỉ hiệu quả trong phòng kín.

Thành phố và các vùng ngoại ô, tạo nên khu vực thủ đô của Ấn Độ, là nơi sinh sống của hơn 32 triệu người, phần lớn đều phải ra ngoài làm việc.

Những người nghèo sống trong các khu ổ chuột của thành phố, cùng với hàng triệu công nhân làm công ăn lương hàng ngày, những người bán hàng rong và cảnh sát giao thông làm việc ngoài trời, đều không có lựa chọn nào khác là phải hít thở không khí ô nhiễm.

Nhiều người đốt lửa bên đường để giữ ấm khi nhiệt độ giảm xuống và đêm trở nên lạnh hơn, vô tình cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm.

Và vì thành phố này thường xuyên đứng đầu danh sách “các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới” nên người dân New Delhi bắt đầu quen với nỗi ám ảnh khi kiểm tra các ứng dụng cung cấp chỉ số chất lượng không khí.

Cư dân dễ mắc các loại bệnh lây nhiễm

Các chỉ số PM2.5 và PM10 được đặc biệt quan tâm. PM2.5 là các hạt nhỏ gây hại cho phổi trong không khí có thể làm trầm trọng thêm một loạt các vấn đề sức khỏe như ung thư và các vấn đề về tim, và PM10 là các hạt lớn hơn một chút, nhưng vẫn có tác hại đáng kể.

Hiện đang là mùa hè và bầu trời ở Delhi thường trong xanh, thỉnh thoảng có mưa rào.

Tuy nhiên, mức PM2.5 ghi nhận được vẫn lên tới khoảng 150, theo ứng dụng Safar và một số app khác của chính phủ.

Vào một số ngày mùa đông, mức PM2.5 ở Delhi tăng lên 400 hoặc thậm chí vượt quá 500 - mức tối đa mà các ứng dụng có thể đo được.

Mức PM2.5 dưới 50 được coi là “tốt” và dưới 100 là “đạt yêu cầu”, theo WHO.

o nhiem anh 2

Làm sạch không khí đòi hỏi các biện pháp quyết liệt. Ảnh:

Các chuyên gia cho biết việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao như vậy khiến mọi người dễ mắc các loại bệnh lây nhiễm hơn - chúng làm tăng nguy cơ đau tim và có thể hủy hoại các bộ phận quan trọng như gan và não.

Một nghiên cứu từ nhóm các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago (Epic) vào năm ngoái cho thấy ô nhiễm không khí ở New Delhi có thể rút ngắn tuổi thọ gần một thập kỷ.

Khi tình trạng lên tới mức quá sức chịu đựng của con người, các trường học phải đóng cửa, công việc xây dựng phải tạm ngưng và xe tải chạy bằng dầu diesel bị cấm vào thành phố.

Các biện pháp khẩn cấp khác bao gồm khuyến khích mọi người làm việc tại nhà và hạn chế sử dụng ôtô cá nhân.

Nhưng những người chỉ trích nói rằng các biện pháp này giống như băng bó vết thương do đạn bắn.

Các chuyên gia nói rằng làm sạch không khí đòi hỏi các biện pháp quyết liệt - nhưng chúng đang không phải là ưu tiên hàng đầu của đất nước đông dân nhất thế giới.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Hình ảnh ở New York khiến cả thế giới nghẹt thở

Bầu trời màu cam và những đôi mắt bỏng cay giữa lúc khói mù bủa vây New York. Thành phố không ngủ này quen với biến động thời tiết nhưng lần này, mọi thứ rất khác.

Ảnh trước và sau cho thấy màn bụi bao phủ New York

Làn khói từ các vụ cháy rừng ở Canada đã bao phủ nhiều thành phố lớn ở khu vực bờ Đông nước Mỹ, khiến hàng triệu người đứng trước nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, theo CNN.

Tiem nang 25 ty USD cua thit nhan tao hinh anh

Tiềm năng 25 tỷ USD của thịt nhân tạo

0

Chính phủ Mỹ đã cấp những giấy phép đầu tiên cho 2 doanh nghiệp bán thịt gà được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm điều này.

Hồng Trà

Bạn có thể quan tâm