Vào lúc các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ, xen lẫn cảm xúc chờ mong, phụ huynh có thêm nỗi trăn trở về cách bảo vệ trẻ khỏi Covid-19 khi trở lại trường. Nhưng hơn thế, ngoài nỗi lo an toàn, bản thân trẻ cũng đối mặt nhiều rào cản tâm lý lẫn việc học.
Khó thích nghi với môi trường “ngỡ đã quen”
Ở khía cạnh tâm lý, trẻ có thể gặp nhiều hơn một nỗi căng thẳng khi trở lại lớp học trực tiếp. Chia sẻ trên UNICEF, bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam - cảnh báo việc không thể tương tác trực tiếp với giáo viên và bạn bè thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kỹ năng nhận thức và sự phát triển trí não của trẻ, trong khi kỹ năng xã hội giảm sút. Đây là một trong những rào cản lớn khi trẻ quay trở lại lớp.
Việc này có thể tác động tiêu cực đến cảm xúc, khiến trẻ dễ lo âu, khó giao tiếp, nóng nảy và bực bội hơn… Đây cũng là nguyên nhân trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập với thầy cô, bạn bè thời điểm trở lại trường.
Các hoạt động giao tiếp, hoạt động thể chất - tinh thần gần như dừng lại khi giãn cách khiến trẻ khó thích nghi trong “bình thường mới”. |
Chưa kể, nhiều tháng “đến trường” trên không gian ảo, những hoạt động vốn đã thân quen như dậy sớm, ăn sớm, mặc đồng phục, cùng bố mẹ đến trường… nay trở nên lạ lẫm hơn.
Để tạo bước đệm, bố mẹ nên đồng hành cùng con trong việc điều chỉnh thời gian biểu; hạn chế thay đổi đột ngột lịch sinh hoạt bởi có thể làm trẻ thêm áp lực và uể oải. Quan trọng hơn, việc phối hợp nhà trường, thầy cô và dành thời gian để quan sát cảm xúc, hành vi và quá trình nhận thức giúp bố mẹ kịp thời thấu hiểu những khó khăn mà con đang đối mặt.
Bất kể nguồn cơn nỗi lắng lo của trẻ là gì, bố mẹ cần thấu cảm để cùng con giải tỏa, đồng thời xây dựng “pháo đài gia đình” vững vàng để trẻ có điểm tựa tinh thần, duy trì tâm thế tốt nhất khi trở lại trường.
Thiếu tập trung khi học trực tiếp
Ngoài thói quen sinh hoạt, lịch trình học tập thay đổi cũng khiến không ít trẻ khó theo kịp bạn bè. Với học sinh tiểu học, thời gian ở nhà kéo dài khiến một số trẻ thiếu hụt các kỹ năng làm Toán và đọc viết cơ bản. Riêng trẻ mẫu giáo, cảm giác lo lắng và sợ giao tiếp có thể nhân đôi.
Ở các bậc học cao hơn, học sinh đối mặt trạng thái sa sút trong học tập do giảm khả năng tập trung, khó bắt kịp nhịp độ bài vở và hạn chế tư duy phản biện.
Trẻ thiếu tập trung do không bắt kịp tiến độ học tập. |
Một hệ quả của việc không theo kịp chương trình giảng dạy là học sinh cảm thấy tự ti, bị cô lập với bạn bè, mất tập trung trong giờ học. Trạng thái tiêu cực kéo dài có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và “sợ” đến trường.
Bố mẹ cần đồng hành cùng con trong những ngày đầu quay trở lại trường để giúp trẻ thích nghi với nhịp học mới. Bước đầu tiên là giúp con hình thành thói quen tốt để tích cực tham gia vào buổi học (chuẩn bị bài mới từ tối hôm trước, làm bài tập đầy đủ, chủ động làm đầy các “lỗ hổng” kiến thức trong thời gian học trực tuyến...).
Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu chán học, cha mẹ cần trò chuyện để tìm hiểu thấu đáo những vấn đề con gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nơm nớp nỗi lo sức khỏe
Trở lại trường trong đại dịch Covid-19, trẻ có thể choáng ngợp trước lượng thông tin khổng lồ về nguy cơ trở thành F0, nghỉ học đột ngột... Thực tế kết luận mà Mỹ đưa ra (dựa trên báo cáo tổng quan nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới về mở cửa trường học) cho thấy nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở trường học thấp hơn trong cộng đồng và tại gia đình.
Thay vì cùng con “nhân đôi” nỗi lo, bố mẹ nên dành thời gian để hướng dẫn trẻ đảm bảo an toàn ở trường: Khuyến khích trẻ đi bộ, đạp xe, hay chủ động đưa đón thay vì dùng phương tiện công cộng. Trong bối cảnh mới, khẩu trang là “lá chắn” virus Covid-19 và ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm khác, do đó phụ huynh nên trang bị khẩu trang dự phòng để trẻ thay đổi thường xuyên.
Việc giúp con “bỏ túi” quy trình rửa tay 6 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng là cách bảo vệ trẻ trước tác nhân gây bệnh. Tại trường học, điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng sẽ hạn chế, nên bố mẹ cần chuẩn bị sẵn dung dịch rửa tay làm sạch khuẩn cho con.
Green Gross góp phần giúp phụ huynh bảo vệ trẻ khi trở lại trường. |
Một lưu ý nhỏ là nên chọn các loại nước rửa tay khô an toàn với làn da em bé, nhất là với trẻ có cơ địa nhạy cảm. Dung dịch làm sạch cần được bổ sung chất giữ ẩm, có thành phần thiên nhiên. Ngoài ra, phần lớn nước rửa tay là cồn nên dễ bay hơi, cha mẹ có thể chọn loại bổ sung glycerin, dạng gel như gel rửa tay Green Cross.
Với thiết kế nhỏ gọn, Green Cross thuận tiện để trẻ mang theo và vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc bề mặt công cộng.
Zing kết hợp Green Cross trong tuyến nội dung "Cùng trẻ đến trường an toàn" nhằm cung cấp các thông tin cần thiết giúp phụ huynh và học sinh phòng chống Covid-19 khi trở lại trường.
Một trong những vật dụng không thể thiếu trong cặp sách thời kỳ bình thường mới là dung dịch rửa tay có tính chất làm sạch, kháng khuẩn. Với nhiều mùi hương tự nhiên và chất dưỡng ẩm không làm khô da tay, dung dịch rửa tay Green Cross thuận tiện cho trẻ vệ sinh tay ngay sau khi tiếp xúc các bề mặt công cộng mà không cần tìm vòi nước. Để tham khảo thêm thông tin về sản phẩm, độc giả xem tại đây.
Bình luận