Trong bộ tranh “Vợ chồng son”, Tamypu bắt đầu câu chuyện bằng hình ảnh dí dỏm: Nhà là nơi có đôi bạn thân hợp pháp gọi nhau tiếng vợ chồng và “phải ở chung”.
|
Rời bỏ cuộc sống độc thân để về chung một nhà, đôi bạn trẻ phải có những thay đổi trong nếp sinh hoạt thường ngày: nấu ăn cho 2 người, giường bỗng chật hơn và nhà vệ sinh đôi lúc bị “tắc nghẽn giao thông”. Những câu chuyện thường nhật như thế này trở nên vô cùng đáng yêu qua cách thể hiện của cô họa sĩ 8x và ngay lập tức đã thu hút nhiều bạn trẻ hưởng ứng.
|
Khi tổ ấm nhỏ vắng đi một người, ta bỗng thấy lòng thật nhớ nhung. Cảm xúc của tác giả Tamypu khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ rất đồng cảm.
|
Về chung một nhà, đôi bạn trẻ vô tư ngày nào sẽ trưởng thành hơn, học cách “sớt chia tất cả”, cùng nhường nhịn nhau qua mỗi lần cãi vã.
|
Để rồi từ ngôi nhà ngập tràn hạnh phúc sẻ chia ấy, những đứa con thân yêu sẽ được ra đời. Bộ tranh khiến các bạn trẻ thích thú tâm sự: “Đọc truyện của Tamypu, hình dung về một ngôi nhà hạnh phúc ngập tràn, có ai mà không muốn lập gia đình chứ”.
|
Bộ tranh “Vợ chồng son” của Tamypu lấy cảm hứng từ chiến dịch cộng đồng “Nhà là nơi sẻ chia bao cảm xúc” do nhãn hàng sữa đậu nành Fami tổ chức, nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa: nhà là nơi mà mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau nỗ lực chia sẻ bằng tình yêu, niềm tin, sự khoan dung và hướng về một tương lai tốt đẹp.
|
Qua bộ tranh dễ thương này cũng như chiến dịch nói trên, bạn trẻ sẽ hiểu hơn về hạnh phúc sẻ chia nơi tổ ấm, để giữa nhịp sống bận rộn, chúng ta vẫn dành thời gian lắng nghe và quan đến từng thành viên trong gia đình. |
“Nhà là nơi…” là chiến dịch của nhãn hàng sữa đậu nành Fami phát động từ năm 2015, nhằm tôn vinh các giá trị thiêng liêng của gia đình. Năm trước, bằng chiến dịch “Nhà là nơi…”, Fami đã khuyến khích cộng đồng chia sẻ định nghĩa về “nhà”. Năm nay, bằng cụm từ khóa “sẻ chia bao xúc cảm”, bạn có thể bày tỏ tình cảm của mình về gia đình bằng cách truy cập vào website http://nhalanoi.com/ hoặc ứng dụng Fami Nhà là nơi trên Zalo Page.