Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hoa tớ dày - đặc sản mùa xuân trên vùng cao Tây Bắc

Mùa xuân này lên Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, ta lại bắt gặp sắc trắng tinh khôi của hoa mận, sắc hồng của hoa đào và hoa tớ dày nở từng chùm nơi sườn núi.

Khi hoa mận nở trắng nương, hoa đào, hoa tớ dày chúm chím rực hồng lưng núi là lúc người Mông ở Mù Cang Chải chuẩn bị đón xuân về. 

 

Mùa xuân là mùa sinh sôi, biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú, giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Trên núi rừng xa xôi ấy, hoa tớ dày nở rộ, nhuộm đỏ khắp một vùng. 

Hoa tớ dày có 5 cánh hồng với nhụy dài đỏ, rực thành từng chùm. Thân cây vươn cao, tán rộng, mọc ở sườn đồi. Thoạt nhìn, người chưa biết cũng cứ ngỡ đó là hoa đào rừng.

Với người Mông sơn cước Mù Cang Chải hay Trạm Tấu, hoa tớ dày gắn với mùa xuân nơi đây. Hoa gọi mùa xuân đến để trai gái vui hội Gầu tào. Hoa báo cho già làng hạ cây nêu để giục đồng bào chuẩn bị đi làm mùa. Hoa thêu trên váy áo của những cô gái Mông đang vui buổi chợ. Hoa hòa vào tiếng đàn môi, lẫn vào những câu hát giao duyên của những đôi trai gái đang tỏ tình bên sườn núi. Hoa nở vào dịp Tết của người Mông, trước Tết của người Kinh một tháng.

 

Người Mông có câu: “Làm mùa xem hoa tớ dày /Xây lứa đôi xem bàn tay”. Khi đến mùa hoa tớ dày, từng đôi trai gái Mông ô hồng nghiêng chao, đôi mắt huyền tình tứ, sắc hoa đào hồng trên má thắm, tiếng khèn, đàn môi, kèn lá thổn thức cả rừng xuân. Du khách chỉ một lần được chiêm ngưỡng hoa tớ dày chắc sẽ không khỏi trầm trồ thán phục vẻ đẹp dung dị nhưng thánh thiện ấy.

Hành trình gian nan chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

So với nóc nhà Đông Dương Fansipan, đường lên Tà Chì Nhù có vẻ khó khăn hơn, do địa hình của Yên Bái nhiều núi đá. Con đường độc đạo lên đỉnh núi dựng đứng, trải dài như vô tận.



Độc giả Lưu Quốc Tuấn

Bạn có thể quan tâm