Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học 22 nghề theo chuẩn quốc tế, nhận song bằng Việt - Đức

1.056 học viên trúng tuyển sẽ có cơ hội học 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo các bộ chương trình chuyển giao từ CHLB Đức. Tốt nghiệp, học viên sẽ được nhận song bằng.

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế của Bộ LĐ-TB&XH, do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai.

Cụ thể, số lượng tuyển sinh là 1.056 học viên, tổ chức thành 66 lớp tại 45 trường cho 22 nghề. Khóa học diễn ra trong 3-3,5 năm tùy nghề. Các địa phương trong cả nước hoặc một số tỉnh thành theo vùng tuyển sinh của trường được lựa chọn đào tạo thí điểm.

Có 2 hình thức tuyển sinh là xét tuyển hoặc thi tuyển, dành cho người tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hạnh kiểm khá trở lên. Chương trình ưu tiên học sinh có kết quả học tập năm lớp 12 loại khá trở lên, học sinh diện chính sách.

dao tao nghe chuan quoc te anh 1
Giáo trình đào tạo 22 nghề được chuyển giao từ CHLB Đức.

TS Trương Anh Dũng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết, mỗi nghề trong chương trình được thiết kế 2 phần, gồm các môn học chung thiết kế theo quy định của Việt Nam và phần chuyên môn sâu từ bộ chương trình của Đức chuyển giao. Các trường được giao tuyển sinh đào tạo hoàn toàn đủ năng lực thực hiện, từ đội ngũ giảng viên đến cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo…

22 ngành nghề được đào tạo gồm: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; chế biến và bảo quản hải sản; chế tạo thiết bị cơ khí; công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; cắt gọt kim loại; công nghệ ôtô; điện công nghiệp; điều khiển tàu biển; gia công và thiết kế sản phẩm mộc; hàn; khai thác máy tàu thủy; kỹ thuật chế biến món ăn; lắp đặt thiết bị cơ khí; quản trị khách sạn; quản trị lễ tân; sửa chữa máy tàu thủy; vận hành máy thi công nền; thiết kế thời trang; vận hành thiết bị chế biến dầu khí; điện tàu thủy; kỹ thuật xây dựng và vận hành máy thi công mặt đường.

Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng trong quá trình học, sinh viên phải học tiếng Anh hoặc tiếng Đức đạt tối thiểu trình độ B1 châu Âu khi kết thúc khóa học. Tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp 2 bằng: Bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam do trường tổ chức đào tạo cấp; bằng tốt nghiệp của Đức (tương đương trình độ bậc 4 theo khung trình độ Quốc gia Đức).

dao tao nghe chuan quoc te anh 2
Kỹ thuật chế biến món ăn là một trong 22 nghề đào tạo trong chương trình.

Đức có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trên thế giới. Việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai tuyển sinh và đào tạo thí điểm chương trình chuyển giao từ Đức là bước tiến khẳng định vị thế, uy tín của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đối với thị trường lao động trong và ngoài nước.

"Cũng có thể hiểu đây là chương trình du học Đức tại Việt Nam. Tính theo khung học phí của từng trường, từng vùng là khoảng 7-10 triệu đồng/năm học. Các trường tham gia đào tạo đều có thế mạnh của ngành. Do đó, chương trình này mở ra rất nhiều cơ hội cho người học sau tốt nghiệp", ông Kim Hồng Hưng - Phó chánh văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết.

Độc giả quan tâm về chương trình xem chi tiết tại đây.

Nga re nao cho hoc sinh lop 12? hinh anh

Ngã rẽ nào cho học sinh lớp 12?

0

Thông tin hướng nghiệp có trên nhiều phương tiện truyền thông nhưng làm sao để học sinh xác định đúng lĩnh vực nghề nghiệp phụ thuộc vào bản lĩnh của các em và cha mẹ, thầy cô.

Giang Minh Nguyệt

Bình luận

Bạn có thể quan tâm