Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học khối ngành xã hội và nhân văn có khó xin việc?

Khối ngành khoa học xã hội và nhân văn đang có xu hướng bị các trường thu hẹp quy mô đào tạo. Một số chuyên gia cho rằng cạnh tranh nghề nghiệp ở khối ngành này khá lớn.

Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, trong số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ tại các địa phương năm 2013, chỉ 6% học sinh lựa chọn thi khối C. Năm 2015, 15,3% thí sinh đăng ký dự thi Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi THPT quốc gia.

Thu hẹp dần ngành khoa học xã hội và nhân văn

Liên tiếp những năm qua, số học sinh thi vào các ngành khoa học xã hội ngày càng ít đi, quy mô đào tạo các ngành Văn học, Lịch sử, Triết học cũng thu hẹp dần.

Vì sao chọn ngành 'hot' vẫn thất nghiệp?

"Chọn ngành 'hot' như Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Thương mại có thể vẫn thất nghiệp, vì khối ngành này được nhiều người lựa chọn, dẫn đến cung lớn hơn cầu.

Trước băn khoăn của nhiều học sinh cho rằng học ngành xã hội và nhân văn lạc hậu, lương thấp, thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Thực tế, có sinh viên ngành Đông phương học đã hưởng lương 7 triệu đồng một tháng từ năm thứ ba tại công ty nước ngoài. Ra trường, cử nhân ngành này có thể nhận lương từ 17 đến 30 triệu đồng. 

nganh xa hoi va nhan van anh 1

Thạc sĩ Đinh Việt Hải, Phó trưởng phòng Đào tạo, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: Quyên Quyên.

"Tuy nhiên, giờ làm và thời gian đi lại từ 6h sáng đến 21h. Như vậy, đây cũng được gọi là lương cao dù bạn sẽ phải đánh đổi nhiều thời gian của tuổi thanh xuân", ông Hải nói.

Vị Phó trưởng phòng Đào tạo cũng cho hay một số ngành như Tâm lý học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ được trả lương theo tổ chức doanh nghiệp, tùy từng nơi khác nhau.

Một số ngành như Lịch sử, Triết học, Chính trị học chủ yếu làm việc trong cơ quan Nhà nước. Học sinh nên nhờ những người trong nghề tư vấn về chế độ và thu nhập.

Bên cạnh đó, học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể chuyển đổi công việc sang lĩnh vực liên quan tương đối dễ dàng. Vì vậy, thị trường lao động cạnh tranh lớn, bởi không chỉ có những người học và làm cùng ngành nghề với mình, mà mở rộng thêm ngành nghề khác.

Dự đoán Tâm lý học “lên ngôi”

Bạn đọc có câu hỏi về tuyển sinh cần tư vấn có thể gửi đến địa chỉ email toasoan@zing.vn.

Cũng theo ý kiến của thạc sĩ Đinh Việt Hải, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31/12/2015, lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ thu hút người lao động từ khu vực các nước Đông Nam Á đến làm việc tại Việt Nam. Bởi vậy, ngành này sẽ có nhiều cạnh tranh hơn.

Sinh viên sau khi ra trường có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành, nhà quản lý, hoạch định những chính sách phát triển du lịch Việt Nam, hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Tâm lý học được các chuyên gia nhận định có nhiều triển vọng.

Sinh viên sẽ được học về Tâm lý học Quản trị Kinh doanh (hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán về nhân sự, thị trường lao động, tâm lý), hay Tâm lý học lâm sàng.

Trong xã hội công nghiệp, con người bận rộn, năng động hơn, cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, nhưng cũng phải đối mặt những hiện tượng tâm lý khác. Vì thế, nhu cầu về lĩnh vực này có thể tăng.

Bên cạnh đó, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học trị liệu sẽ được đẩy mạnh khi Bộ GD&ĐT đang dự thảo đề án đưa cán bộ tâm lý học đường vào các trường phổ thông, sẽ mở rộng tuyển những người sẽ được đào tạo về ngành này.

TS Phạm Mạnh Hà - chuyên gia tư vấn (Học viện Thanh thiếu niên) cũng cho rằng sắp tới, mỗi trường đều phải có cán bộ chăm sóc tâm lý cho học sinh. Đây là cơ sở để nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý học tiếp tục tăng.

Có nhất thiết phải vào nhà nước?

TS Phạm Mạnh Hà nhấn mạnh thị trường lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước ngày càng thu hẹp dần, vì vậy nếu học sinh nghĩ bắt buộc phải vào cơ quan nhà nước là điều khó khăn.

Ông Hà dẫn thông tin theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương phải tinh giản tối thiểu 10%, có nơi 20% cán bộ công chức, viên chức từ năm 2015 tới 2021. Vì vậy, việc tuyển bổ sung nhân sự mới rất ít, học sinh hãy thận trọng khi nghĩ đến việc lựa chọn công việc vào nhà nước.

“Những học sinh có gia đình, người quen làm cùng lĩnh vực thuộc cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cơ hội hơn”, TS Hà nêu quan điểm.

Thạc sĩ Ngô Xuân Hiếu, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Hà Nội gửi thông điệp: “Những học sinh luôn trăn trở mình không phải 'con ông cháu cha', không có nhiều tiền thì không vào nhà nước. Các em đừng nghĩ đến điều đó, hãy nghĩ đến đam mê của mình để lựa chọn ngành nghề phù hợp”.

Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết 'hot'

Để học tốt và tìm được việc làm các ngành thuộc khối khoa học xã hội, thí sinh cần rất nhiều kỹ năng.


Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm