Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học ngành cơ khí ra có lo 'thừa thầy thiếu thợ'?

Bạn Đỗ Thế Tài dự tính thi vào ngành cơ khí nhưng lại lo lắng tình trạng 'thừa thầy thiếu thợ', ngành bảo hộ lao động cũng là một sự lựa chọn nhưng cơ hội nghề nghiệp liệu có nhiều?

Học ngành cơ khí ra có lo 'thừa thầy thiếu thợ'?

Bạn Đỗ Thế Tài dự tính thi vào ngành cơ khí nhưng lại lo lắng tình trạng 'thừa thầy thiếu thợ', ngành bảo hộ lao động cũng là một sự lựa chọn nhưng cơ hội nghề nghiệp liệu có nhiều?

>> Tốt nghiệp Sư phạm có được chuyển ngành sang khối quân sự?
>>  Ở Thái Bình có thể đăng ký thi đại học GTVT TP.HCM?
>> Tuyển sinh 2012: Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi
>> Thí sinh nộp hồ sơ dự thi từ hôm nay tới 23/4

Câu hỏi: "Em tên là Đỗ Thế Tài. Em đang là học sinh lớp 12. Em có một vài câu hỏi muốn hỏi ban tư vấn:

Thứ 1: em đang dự tính thi vào ngành cơ khí. Nhưng mọi người đều khuyên em là không nên đi ngành này. Vì sau này ra trường sẽ rất khó xin được việc làm. Nhưng theo em thì bây giờ đang trong giai đoạn "thừa thầy thiếu thợ", em muốn thử sức ở một ngành đang đòi hỏi nguồn nhân lực rất nhiều. Em muốn hỏi là có thật là ngành cơ khí bây giờ rất khó kiếm việc phải không?

Thứ 2: em cũng quan tâm về ngành bảo hộ lao động. Nhưng không biết nhiều về ngành này. Mong các anh chị tư vấn giúp em".

Các ngành nghề hiện nay thừa người không có khả năng làm việc, thiếu người không có năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc

Thầy Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chia sẻ: "Tất cả các ngành nghề hiện nay đều đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu: thừa người không có khả năng làm việc, thiếu người không có năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Sau tốt nghiệp, khi tham gia các đợt tuyển dụng, em phải thể hiện được kiến thức chuyên môn cũng nhưng các kỹ năng khác như: ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng trình bày trước đám đông ...(tùy thuộc vào vị trí dự tuyển), kể cả những hiểu biết liên quan đến đơn vị tuyển dụng. Vì vậy, nếu em thực sự yêu thích ngành cơ khí và thấy rằng bản thân có các tố chất và khả năng thích hợp với ngành này cũng như có sự đầu tư thích hợp khi học ngành cơ khí thì không ngại việc không có việc làm sau khi ra trường. Tất cả phụ thuộc vào bản thân em. Chúc em thành công trong tương lai.

Về câu hỏi thứ 2 thì, ngành Bảo hộ lao động cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh, khả năng thanh tra thanh tra, giám sát, đánh giá tác động của đơn vị đến môi trường và bảo vệ môi trường, khả năng đề xuất những kế hoạch cũng cố điều kiện lao động cho phù hợp với những quy định về an toàn lao động và vệ sinh, đánh giá hiệu quả của kế hoạch nhằm điều chỉnh chúng cho phù hợp với sự thay đổi công nghệ và quy trình sản xuất của đơn vị.

Kỹ sư ngành bảo hộ lao động có thể làm quản lý, giám sát quy trình vận hành sản xuất ở một cơ sở công nghiệp, có khả năng lập kế hoạch bảo hiểm, bảo hộ lao động, điều tra tai nạn lao động, xử lý các yếu tố vệ sinh môi trường ở nhiều lĩnh vực sản xuất, các cơ sở sản xuất vừa và lớn, các ban công tác của tổ chức công đoàn, các Sở Lao động -Thương binh  và Xã hội, Sở Công nghiệp ...

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Ban Tư vấn Tuyển sinh

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm