Sự ra đời của cộng đồng này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến thị trường lao động Việt Nam, và bên cạnh những thuận lợi sẽ là những thách thức lớn. Với tư cách là nước thành viên, Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến hành các công tác chuẩn bị để đối mặt với sự thay đổi lớn này. Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Thạc sĩ Trần Phương - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Việt Giao.
- Thưa ông, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Vậy theo ông, sự kiện này sẽ tác động như thế nào đối với thị trường lao động Việt Nam?
- Bất cứ một sự việc nào cũng có tính hai mặt. Việc hội nhập kinh tế trong khối ASEAN, đặc biệt là quyết định cho phép lao động thuộc 8 ngành: du lịch, kiểm toán, kiến trúc, kĩ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên được quyền tự do di chuyển tìm việc làm - sẽ giúp thị trường lao động rộng mở hơn. Lúc này, lao động Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia… nhưng đồng thời, đất nước chúng ta cũng sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các nước bạn tới làm việc.
Điều này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, với hai vấn đề. Thứ nhất, chúng ta phải cạnh tranh với lao động các nước Đông Nam Á ngay trên sân nhà. Thứ hai, thị trường mở cửa thì nhiều người mong muốn được sang nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao, lúc đó chúng ta lại phải cạnh tranh với chính lao động trong nước, sinh viên phải cạnh tranh với chính sinh viên. Ai thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng, thiếu trình độ tay nghề tất yếu bị đào thải.
Nâng cao ngoại ngữ và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa là điều được hết sức chú trọng tại. |
- Vậy ông nghĩ như thế nào về lao động Việt Nam hiện nay?
- Tinh thần học hỏi, nhạy bén, sự năng động và dám thử cái mới lại là một ưu điểm của giới trẻ Việt Nam. Nhưng ngược lại, năng suất và kỹ năng của lao động nước ta lại đang ở mức trung bình, chỉ hơn Lào và Camphuchia. Rào cản ngôn ngữ cũng là điểm yếu trong quá trình cạnh tranh với lao động các nước trong khu vực. Muốn cạnh tranh được, phải cải thiện chất lượng lao động.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các quốc gia Đông Nam Á sẽ rất rõ nét, nhất là những ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ - khách sạn - ẩm thực. |
Để làm được điều đó, theo tôi, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập, các cơ sở đào tạo cần chủ động tốt hơn nữa để phát huy đúng vai trò của mình trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay tại Việt Nam, lao động phổ thông chiếm tới 60%, cao hơn rất nhiều so với lao động đã qua đào tạo. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để thay đổi kịp thời tỷ lệ này, hội nhập kinh tế có thể trở thành một cơn ác mộng chứ không còn là một cơ hội vàng.
Việc va chạm với những cuộc thi tay nghề lớn giúp sinh viên Việt Giao hình thành sự tự tin và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng trong môi trường cạnh tranh cao. |
- Vậy với tư cách là một nhà giáo dục, theo ông chúng ta phải chuẩn bị gì cho sinh viên để có thể đương đầu với sự cạnh tranh có phần khốc liệt này? Cụ thể là tại trường Việt Giao?
- Các trường đào tạo cần có một chiến lược bài bản, cụ thể cho từng nhóm ngành nghề chứ không thể nói chung chung, làm chung chung được. Lấy ví dụ trong lĩnh vực dịch vụ mà trường Việt Giao đang đào tạo, trong đó có ngành du lịch là một trong 8 ngành được AEC ưu tiên dịch chuyển lao động, với các thỏa thuận công nhận bằng cấp của nhau, nhà trường xác định, để sinh viên có thể hội nhập, ngoài nghiệp vụ chuyên môn thì phải hình thành kỹ năng ngoại ngữ và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Vậy nên, khi có thông tin về việc thống nhất khối ASEAN, chúng tôi đã bắt tay vào công tác chuẩn bị ngay. Trước mắt, trường tiến hành chuẩn hóa chương trình đào tạo để phù hợp với xu thế quốc tế. Cụ thể, Việt Giao đã đưa các môn kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý than phiền khách hàng, kỹ năng phòng chống tham nhũng… vào giảng dạy tại chương trình chính khóa. Chúng tôi định hướng đào tạo ra đội ngũ lao động có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và sẽ thiết lập hệ thống các tiêu chí để đo lường các tiêu chuẩn này khi sinh viên tốt nghiệp. Điều này sẽ áp dụng ngay cho đợt nhập học ngày 25/10 sắp tới.
Không chỉ học trong sách vở, sinh viên cần phải được học trong thực tế để đáp ứng đúng nhu cầu của các doanh nghiệp. |
- Khó khăn của trường khi cộng đồng này hình thành?
- Tôi không cho đó là khó khăn, mà là yêu cầu thực tiễn. Trước một sự thay đổi lớn, tất nhiên chúng tôi phải chuẩn bị sẵn những nguồn lực để đáp ứng. Nó đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu lâu dài và những vấn đề về tài chính.
Nhưng mặt khác chúng tôi cũng có sẵn những lợi thế. Ngoài cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình đào tạo có sẵn, chúng tôi cũng đã chủ động tận dụng được những lợi ích trước việc Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập. Sự liên kết thống nhất giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết đào tạo. Thứ nhất, khi AEC thành lập, Việt Giao sẽ dễ dàng mời được các giảng viên, giáo viên nước ngoài, hoặc những người đang công tác trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch tại nước ngoài về làm việc và giảng dạy cho trường. Thứ hai, chúng tôi sẽ thuận lợi hơn trong việc hợp tác, giao lưu sinh viên giữa Việt Giao và các cơ sở đào tạo ngoài nước. Lúc này, sinh viên có cơ hội mở rộng kiến thức, tiếp xúc với phương pháp đào tạo, môi trường làm việc nước ngoài ngay từ khi còn học tập trong nước. Khi ra trường có thể bắt nhịp ngay. Nhưng để làm được, bản thân chúng tôi cũng phải chứng tỏ uy tín và chất lượng với các trường bạn. Nhà trường đã nhanh chóng hoàn thành việc kiểm định chất lượng đào tạo cấp quốc gia để sẵn sàng cho giai đoạn sắp tới.
Khi cột mốc thành lập AEC đang đến gần, chúng ta càng phải trang bị tay nghề và kỹ năng cho sinh viên để có thể bắt nhịp ngay trước sự thay đổi lớn này. |
Các phụ huynh và học sinh cũng rất nhanh nhạy. Website: www.vietgiao.edu.vn, diễn đàn, mạng xã hội Facebook, đường dây nóng: 0925.357.357 - 0979.66.88.68 và tại địa chỉ 193 Vĩnh Viễn, P.4, Q.10, TP.HCM đã tiếp nhận rất nhiều thắc mắc và yêu cầu tư vấn về các ngành nghề phù hợp khi ASEAN thống nhất. Các câu hỏi chủ yếu xoay quanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực được dịch chuyển lao động trong khối AEC: hướng dẫn du lịch, quản trị khách sạn, quản trị bếp - ẩm thực… Đây là những ngành được dự báo sẽ rất thu hút lao động trong thời gian này.
- Ông có tự tin về khả năng thành công của sinh viên mình khi hội nhập vào quốc tế?
- Quan trọng là mình có chuẩn bị cho sinh viên hội nhập quốc tế hay không. Khi AEC chưa thành lập, chúng tôi chú trọng đào tạo phù hợp với thị trường trong nước, tất yếu sinh viên ra trường có việc làm ngay, lên tới hơn 98%. Muốn duy trì con số này trong thời mở cửa, trách nhiệm của sinh viên một phần thì trách nhiệm của người đào tạo lên tới 10 phần. Với sự chuẩn bị hiện nay, tôi hoàn toàn tự tin là chúng tôi sẽ là nền tảng đào tạo vững chắc cho sinh viên hội nhập với môi trường quốc tế.
Tư liệu: Việt Giao