Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh không chuyên rinh Huy chương bạc Toán quốc tế

Huy chương cao nhất trong đoàn học sinh Việt Nam tham gia cuộc thi Vô địch các đội toán quốc tế (WMTC) lần thứ 5 tại Bắc Kinh là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của Lê Tiến Anh.

Vừa về nước, còn chưa hết mỏi mệt sau chuyến đi dài nơi đất khách và nhiều vòng thi căng thẳng, Lê Tiến Anh, cậu học trò lớp 9A1 (THCS Giảng Võ, Hà Nội) vẫn tỏ ra khá tự tin và chững chạc khi trao đổi về những ấn tượng khi tham gia sân chơi quốc tế với sự tham gia của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lê Tiến Anh và thầy Vi Mạnh Tường tại sân bay Nội Bài.

Tiến Anh cho biết, lên đường đến Bắc Kinh tham gia cuộc thi lần này, đoàn Việt Nam có 2 đội tham gia với tổng cộng 13 học sinh, 6 học sinh lớp 8 và 7 học sinh lớp 9 đến từ các trường: THCS Cầu Giấy (9 học sinh ); THCS Amsterdam (2 học sinh); THCS Phương Mai (1 học sinh). Em là học sinh duy nhất của THCS Giảng Võ có tên trong danh sách đội tuyển. Trưởng đoàn là thầy Đỗ Đức Thái - GS.TSKH, trưởng khoa Toán - Tin của Trường ĐHSP Hà Nội.

Cùng huy chương Bạc cuộc thi Vô địch các đội toán quốc tế (WMTC), trước đó, 10 trong số 12 học sinh THCS Giảng Võ tham gia thi Toán và Khoa học Quốc tế (IMSO) đã xuất sắc giành huy chương. Thầy Vi Mạnh Tường - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, học sinh Trường THCS Giảng Võ đang nỗ lực, cố gắng vươn ra các sân chơi trí tuệ mang tầm quốc tế.

"Trước khi thi, em và các bạn chỉ có 10 buổi được thầy Đỗ Đức Thái chỉ dẫn. Lúc đầu khá lo vì bị át bởi sự tự tin và kiến thức của hai bạn đến từ trường Amsterdam. 

Nhưng khi mẹ nói, đi thi chỉ cần nỗ lực hết sức mình, giải thưởng không quan trọng, em thấy vững tâm hơn. Luôn nằm lòng lời mẹ, nhưng khi sang nước bạn, thấy quy mô cuộc thi, nhiều nước, nhiều đoàn tham gia cũng không tránh khỏi cảm giác choáng ngợp" - Tiến Anh tâm sự.

Thể hiện ấn tượng đặc biệt với cách tổ chức thi, Tiến Anh cho biết, cuộc thi này không chỉ yêu cầu sự vững vàng tâm lý mà còn là tinh thần đồng đội.

Đoàn Việt Nam tại lễ trao giải.
Đoàn Việt Nam tại lễ trao giải.

Đáng sợ nhất là vòng thi cá nhân. Riêng nội dung thi này, mỗi thi sinh phải trải qua 10 vòng thi nhỏ, mỗi vòng thi chỉ có đúng 10 phút, hết 10 phút sẽ thu bài để tiếp tục vòng tiếp theo. Áp lực về thời gian vô cùng lớn, do đó thí sinh cần một tinh thần thép để luôn giữ vững tâm lý.

Một tiến sĩ đề xuất bỏ thi giáo viên giỏi?

PGS TS Nguyễn Hữu Hợp, khoa Giáo dục Tiểu học (trường ĐH Sư phạm Hà Nội) không ủng hộ cách tiến hành thi giáo viên giỏi hiện nay.

Vòng tiếp sức và vòng đồng đội lại yêu cầu sự phối hợp làm việc chuyên nghiệp của từng thành viên. Ở vòng tiếp sức, việc làm bài thi giống như một băng chuyền sản xuất, mỗi người lo một công đoạn, liên tục, tiếp nối. Do đó, chỉ một người sai, cả băng chuyền sẽ bị lỗi.

Vòng đồng đội, toàn đội 6 người sẽ cùng giải quyết bài thi trong thời gian 40 phút. "Đội Mỹ và Trung Quốc hợp tác làm việc rất tốt. Họ làm bài trong khoảng 20 phút và dành 20 phút còn lại cho kiểm tra, thảo luận. Sự phối hợp đó giúp họ hoàn thành toàn bộ bài thi. Sự hợp tác của các học sinh nước bạn với em thực sự là bài học ý nghĩa" - Tiến Anh cho biết.

Trải qua vòng thi cá nhân với kết quả khá tốt, Tiến Anh đã thêm tự tin trong hai vòng thi tiếp theo, mặc dù em chọn làm bài thi bằng tiếng Anh. Kết quả, trong số 5 học sinh đoạt giải, Tiến Anh đã đem về vinh dự cho THCS Giảng Võ với chiếc huy chương cao nhất trong đoàn Việt Nam.

Lớp học tiếng Anh đặc biệt của người thầy liệt giường

Sau vụ tai nạn giao thông, Lý Xuân Tuyến - chàng trai khỏe mạnh, có hai bằng đại học (ở thôn Phạ 3, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) trở thành người tật nguyền.

Không ngại ngần chia sẻ bí kíp, theo Tiến Anh, với cuộc thi này, điều quan trọng đầu tiên là tâm lý vững vàng, sau đó cần trang bị kiến thức nền tảng thật chắc. Tiếng Anh cũng là một lợi thế lớn vì có thể giao lưu, học hỏi được nhiều từ các bạn quốc tế.

Tuy nhiên, không nói nhiều về cá nhân, Tiến Anh cho rằng, thành công của em có vai trò vô cùng to lớn của thầy cô trường THCS Giảng Võ, những người không chỉ cho em kiến thức, mà quan trọng hơn là tư duy sáng tạo và tình yêu, niềm đam mê với môn Toán. Bên cạnh đó là sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ.

"Mỗi khi học khuya, cha hoặc mẹ đều thức cùng. Em rất hạnh phúc khi luôn được cha mẹ lắng nghe; cha mẹ không ép buộc mà chỉ định hướng để em biết được điều gì là tốt nhất" - Tiến Anh tự hào nói.

Cuôc thi Vô địch các đội toán quốc tế (WMTC) lần thứ 5 với khẩu hiệu tạm dịch "Toán giữ chúng ta bên nhau, chúng ta làm cho Toán trở nên đẹp đẽ" được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 26 - 29/11.

Năm nay có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia thi, gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông, Ma-cao; Mỹ; Indonesia; Bun-ga-ry; Thái Lan, Phi-lip-pin; Hàn Quốc; Việt Nam; Brunei; Singapore, Malaysia và Iran.

Cuôc thi dành cho 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Việt Nam chỉ tham gia ở cấp THCS.

Thành tích của đoàn Việt Nam: 1 Huy chương Bạc thuộc về học sinh Lê Tiến Anh, lớp 9A1, THCS Giảng Võ.

4 huy chương Đồng thuộc về học sinh Hoàng Tùng, THCS Hà Nội Amsterdam; Vũ Nguyễn Gia Hiển, THCS Phương Mai; Trần Nguyễn Hạnh Trang và Đặng Vũ Minh, THCS Cầu Giấy.

http://giaoducthoidai.vn/tre/hoc-sinh-khong-chuyen-rinh-huy-chuong-bac-toan-quoc-te-511967-v.html

Theo Hiếu Nguyễn/Báo Giáo Dục Thời Đại

Bạn có thể quan tâm