Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học sinh lớp 9 sáng tạo máy nhổ sắn giúp nông dân

Cô học trò Y Da Di ở tỉnh Kon Tum đã tìm cách chế tạo ra chiếc máy nhổ sắn, giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian cho nông dân.

Kinh tế của gia đình cô học trò Y Da Di (lớp 9, trường THCS Trần Khánh Dư, TP Kon Tum, Kon Tum) dựa vào mấy sào rẫy trồng sắn.

Việc thu hoạch sắn của bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn dùng biện pháp thủ công là dùng cuốc sắt. Đến mùa thu hoạch, bố mẹ Da Di phải lên rẫy từ tờ mờ sáng đến lúc ông mặt trời khuất sau núi mới về.

Y Da Di niềm tự hào của người dân tộc Ba Na ở Kon Tum.

Cậu học trò biết tạo điện năng từ bước chân người

Mê mải và cần mẫn góp nhặt những đồ phế thải như lốp xe, vỏ lon... Phan Xuân Trí (lớp 11A2, THPT Tam Nông, Đồng Tháp) đã biến chúng thành thiết bị lạ.

Thấu hiểu được nổi vất vả của bố mẹ cùng người dân trong làng, Y Da Di cứ suy nghĩ phải có cách gì giải phóng bớt sức lao động trong mỗi mùa thu hoạch sắn. Trồng lúa đã có máy gặt, trồng sắn cũng phải có máy thu hoạch chứ? Đó là câu hỏi được Y Da Di tự đặt ra cho mình.

Y Da Di đem ý tưởng về chiếc máy nhổ sắn trình bày với thầy Trần Đình Thuy - giáo viên dạy Sử của em. Biết đây là một ý tưởng hay, rất thiết thực, thầy Trần Đình Thuy đã động viên em và nhận lời hướng dẫn giúp em để thực hiện ý tưởng.

Bắt đầu từ đây, cứ sau giờ học, 2 thầy trò lại tìm kiếm các vật liệu về nhà làm. Để cho ra được một cái máy nhổ sắn hoàn chính, vận hành tốt, thầy trò cũng đã trải qua nhiều lần thất bại. Cái khó của việc thực ý tưởng máy nhổ sắn là phải hữu dụng và chắc chắn mới vận hành được trên đất đồi núi.

Từ tháng 5 đến tháng 7/2014, sau nhiều lần thử nghiệm, thầy Thuy và Da Di đã cho ra đời thành công chiếc máy nhổ sắn. Thầy Thuy cho biết: Chiếc máy được chế tạo theo nguyên tắc của lực đòn bẩy và kìm cộng lực.

Sản phẩm được cấu tạo gồm một cánh tay đòn được làm từ thanh thép dày có gắn một càng cua như chiếc rọ chụp xuống; phía dưới cũng là một chiếc càng cua cũng bằng vật liệu từ thép để tăng độ dẻo, bền với chức năng tạo gọng kìm ôm trọn cây mì, một sợi dây kéo truyền lực và tay điều khiển càng cua để siết chặt cây mì nhổ bật khỏi đất.

Sau khi sản phẩm “Nhổ cây cầm tay” hoàn chỉnh, hai thầy trò đã mang vào rẫy của gia đình Da Di nhổ sắn. Quy trình sử dụng máy rất đơn giản, không sợ đứt tay chân như dùng cuốc, xẻng để nhổ cây, máy có thể sử dụng được ở mọi địa hình; chỉ cần bấm mạnh, càng cua phía dưới sẽ siết lại, lực đòn bẩy đã đưa cả bụi sắn lên khỏi mặt đất.

Một ưu điểm nữa của sản phẩm là giá cả sản xuất rẻ, chỉ bằng tiền mua một cái cuốc nên bất kỳ người nông dân nào trồng sắn cũng có thể mua cho mình một chiếc máy nhổ sắn thay vì mua cuốc.

Sản phẩm này đối với bà con nông dân trồng sắn rất ý nghĩa và thiết thực. Có thể nói, với họ đây là chiếc máy nhổ sắn đầu tiên mà họ tiếp cận được và hỗ trợ đắc lực nhất cho người lao động trong mỗi vụ thu hoạch sắn.

Máy nhổ sắn của Da Di sau khi được thử nghiệm thành công, nhiều người dân trồng sắn tìm đến để đặt mua. Chiếc máy cũng đã làm bất ngờ nhiều nhà kỹ thuật. Còn thầy cô trong trường thì đánh giá rất cao sáng kiến của 2 thầy trò. 

Sản phẩm sau đó được chọn tham dự giải cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2015, tổ chức tại TP HCM. Không ngoài dự đoán của nhiều người, sản phẩm máy nhổ sắn của cô học trò nghèo người Ba Na đã đạt giải khuyến khích.

Da Di chia sẻ: Em và thầy làm ra sản phẩm, không phải vì mục đích tham dự giải mà muốn giúp bố mẹ và người trong làng có cái máy để thuận tiện hơn trong công việc.

Nhiều lúc em cùng bố mẹ lên rẫy nhổ sắn, làm rất vất vả nhưng nhổ chẳng được bao nhiêu. Nhổ sắn cả ngày về tay bị trầy xước chảy máu. Em nung nấu ý tưởng khá lâu về máy nhổ sắn, nhưng nhờ có thầy, em mới biến ước mơ thành hiện thược được.

Thầy Trần Hữu Lộc - Hiệu trưởng THCS Trần Khánh Dư - cho biết: Đây là lần đầu tiên thầy trò chúng tôi đến một sân chơi lớn như vậy nên không khỏi bỡ ngỡ. 

Các em học sinh khác thì ở thành phố lớn, có nhiều điều kiện hơn thầy trò chúng tôi nhiều, ngay cả trong giao tiếp và trả lời giám khảo của các em cũng khiến tôi ngạc nhiên.

Còn học trò của mình đứng trước một cuộc thi lớn còn thiếu tự tin… Nhưng điều đó càng làm tôi tự hào, bởi dù thiệt thòi hơn các bạn rất nhiều nhưng em đã chứng tỏ được sự sáng tạo của mình.

Còn anh Đinh Ply (người dân tộc Ba Na, hàng xóm với gia đình Da Di) chia sẻ: Nhà mình có 4 sào rẫy trồng sắn, trước đây thu hoạch là 4 người cùng nhổ. Giờ có máy, chỉ một mình dùng máy nhổ, còn vợ con theo sau lượm củ sắn.

Nhà mình nghèo lắm, chưa có tiền mua máy. Mỗi lần thu hoạch sắn là sang gia đình Da Di mượn máy. Sau vụ sắn, mình cũng phải bảo Da Di làm cho cái máy để dùng thu hoạch vụ tiếp. Gia đình mình ưng cái máy nhổ sắn đó lắm.

Từ người bốc xếp thành nhà sáng chế

Người dân ở xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) gọi Nguyễn Phú Văn là nhà sáng chế “chân đất”. Anh có nhiều sản phẩm tự làm rất hữu dụng với nhà nông.

http://giaoducthoidai.vn/tre/hoc-sinh-lop-9-nguoi-ba-na-sang-tao-may-nho-san-giup-nong-dan-1066452-c.html

Theo Nguyễn Dũng/Giáo Dục Thời Đại

Bạn có thể quan tâm