Giáo dục Trung Quốc không chỉ đáng sợ vì kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất thế giới, mà "cuộc chiến" vào trường trung học cũng đủ khiến học sinh, phụ huynh đau đầu.
|
Lin Ming không còn nhớ lần cuối cùng em được tan học lúc 18h là bao giờ nữa. Từ năm lớp 3, cuộc sống của em dường như chỉ xoay quanh việc học. Số giờ học ngày một tăng lên. Em luôn được mẹ đón ngay tại cổng trường để chuyển sang học thêm Toán và tiếng Anh tại trung tâm. Càng về sau, áp lực học tập càng lớn. Chưa cần kỳ thi đại học (gaokao), thi vào lớp 10 (zhongkao) đã đủ để khiến em chịu áp lực quá lớn. Ảnh: Economist. |
|
Mẹ Lin thừa nhận cường độ học tập như vậy khiến con trai bà luôn căng thẳng. Tuy nhiên, gia đình chẳng thể làm khác khi “90% bạn học của thằng bé học thêm” và kết thúc năm học này, Lin Ming chỉ còn hai năm để chuẩn bị cho kỳ thi trung khảo (zhongkao). Ảnh: Cnimaging. |
|
Kỳ thi trung khảo ở Trung Quốc là bước chuyển tiếp từ cấp trung học cơ sở lên trung học phổ thông. Trong cuốn “Spotlight on China: Changes in Education under China’s Market Economy”, hai tác giả Shibao Guo, Yan Guo nhận định kỳ thi này “xác định lối rẽ của mỗi học sinh”. Ảnh: Medium. |
|
Điểm số từ kỳ thi trung khảo sẽ quyết định việc thí sinh theo học tiếp trường trung học hay chuyển qua trường nghề. Chưa kể đến việc cạnh tranh vào trường trung học trọng điểm càng khiến cuộc đua này thêm khốc liệt. Tỷ lệ phân luồng này từng ở mức 50/50. Ảnh: Getty. |
|
Trên thực tế, trong nền giáo dục trọng điểm số như Trung Quốc, việc học trung học ở đâu ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trúng tuyển đại học. Ngoài ra, điểm thi cao đồng nghĩa thí sinh có thể học ở trường tốt hơn với có mức học phí thấp hơn. Do đó, phụ huynh càng quyết tâm cho con theo học trường điểm. Ảnh: Cnimaging. |
|
Đương nhiên, so với gaokao, zhongkao vẫn nhẹ nhàng hơn nhiều. Với nhiều bậc phụ huynh, kỳ thi vào lớp 10 chỉ là bước đà cho cuộc chiến vào đại học của con họ. Nhưng không vì thế, việc học của học sinh lớp 9 nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Reuters. |
|
Họ tìm đến các trung tâm luyện thi sau giờ học, sẵn sàng chi số tiền lớn để con được làm đi làm lại bài tập nhằm nhớ kiến thức, nắm được cách làm bài. Nhiều phụ huynh chỉ chịu trách nhiệm đưa, đón con di chuyển giữa nhà và các nơi học. Gần như không học sinh lớp 9 nào ở Trung Quốc không luyện thi. Ảnh: South China Morning Post. |
học sinh ôn thi lớp 10
Học sinh
ôn thi lớp 10
kỳ thi tuyển sinh lớp 10
kỳ thi tuyển sinh THPT