Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học tiến sĩ tại những vùng hoang vu nhất thế giới

Học tiến sĩ không có nghĩa suốt ngày vùi đầu vào những thí nghiệm trong phòng kín. Nó cũng có thể là cuộc thám hiểm thú vị tại những nơi hoang vu nhất.

Ban đầu, Jessica Bramley-Alves (người Australia) không có ý định học tiến sĩ. Cô cho rằng, bằng cấp không làm nên giá trị con người, đồng thời bản thân không đủ kiên nhẫn để theo đuổi chương trình nghiên cứu nhàm chán.

Là người thích phiêu lưu, Jessica nghĩ cô sinh nhầm thời khi những bãi rác khổng lồ, quán bar nhộn nhịp, mạng wifi xâm chiếm khắp nơi. Cô khó có thể thực hiện một chuyến thám hiểm thực sự giữa lòng xã hội hiện đại.

Sau khi nhận bằng cử nhân Khoa học Môi trường với kết quả tốt nghiệp xuất sắc, cô gái trẻ đăng ký theo học chương trình tiến sĩ khoa học tại Đại học Wollongong, một trường nghiên cứu công lập nổi tiếng ở New South Wales, Australia.

Jessica xác định, cô sẽ dành phần lớn thời gian với kính hiển vi, các số liệu phức tạp và dần trở thành nhà khoa học lập dị.

Tuy nhiên, giảng viên hướng dẫn của cô đã làm thay đổi suy nghĩ đó. Nghiên cứu về địa cực của bà cũng giúp Jessica có cơ hội làm việc tại những vùng hoang vu nhất thế giới, Nam cực và quần đảo cận Nam cực.

Họ muốn thông qua những số liệu về rêu vùng cực để tìm hiểu về biến đổi khí hậu.

chuong trinh tien si anh 1
Những chuyến thám hiểm Nam Cực không chỉ để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: Guardian.

Jessica tiến hành cuộc thám hiểm đầu tiên trên đảo Macquarie, một hòn đảo đá nhỏ nằm giữa vùng thường xuyên xảy ra bão tố ở Nam Đại Dương. Trước đó, Douglas Mawson, nhà địa chất học người Australia, từng mô tả đây là nơi tồi tệ nhất thế giới.

Hành trình trên con tàu phá băng Aurora Australis giúp cô hiểu hơn cuộc sống ở những vùng khắc nghiệt nhất. 

Khi đặt chân lên hòn đảo, Jessica chứng kiến cảnh tượng hoàn toàn mới lạ với bờ cát đen, cỏ mọc trên vách đá, cùng các loại động vật hoang dã như chim cánh cụt, hải cẩu.

Đêm thứ nhất trên Macquarie, nữ khoa học gia hoàn toàn mất ngủ vì đàn voi biển ngáy ngủ. Tuy nhiên, cô cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết khi cuối cùng cũng thực hiện được chuyến thám hiểm đầu tiên.

Trên đảo, cô cũng có cách sống hoàn toàn khác biệt. Jessica cảm thấy điều quan trọng nhất khi sống ở nơi hoang dã là phải luôn giữ tinh thần lạc quan, tuyệt đối không nghiêm trọng hóa vấn đề.

Từ cậu bé chăn trâu trở thành tiến sĩ

Cha mắc bệnh qua đời khi 45 tuổi. Chưa đầy 6 tháng sau, em gái ngã xuống ao chết đuối. Gạt nước mắt thương mẹ, Nguyễn Khắc Điệp sang Nga du học, mong có ngày trở về giúp mẹ và em.

Cư dân trên đảo là các nhà khoa học, bác sĩ, đầu bếp. Họ đến đây để phục vụ công tác nghiên cứu. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ của bản thân, không ai quan tâm việc người khác đến từ đâu nhưng bầu không khí luôn hài hòa.

Điểm đặt chân thứ hai của Jessica là Nam Cực. Cảnh vật nơi đây hoàn toàn tĩnh lặng với rất ít sự hiện diện của con người. Ngoài việc nghiên cứu, thu thập số liệu, cô có thể tham gia trò chơi trượt tuyết, hoặc ngồi trên thuyền lượn quanh các núi băng.

Những chuyến thám hiểm giúp chương trình học tiến sĩ của cô trở nên thú vị. Bản thân Jessica cũng hứng thú hơn với khoa học. Cô thực hiện đề tài lập bản đồ về biến đổi khí hậu do con người gây ra thông qua những thứ đơn giản, ít được nhắc đến như rêu.

Đương nhiên, là nhà khoa học, Jessica vẫn phải dành khá nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm. Sự trông đợi vào các cuộc phiêu lưu ở Nam Cực giúp cô tiếp tục đam mê với công việc. 

Nữ nghiên cứu sinh vẫn còn chặng đường dài với nhiều khó khăn trong sự nghiệp khoa học. Nhưng những chuyến đi đến vùng hoang vu nhất giúp cô nhận ra rằng, một tiến sĩ cũng có thể theo đuổi học thuật nghiêm túc, đồng thời sống hết mình trong những cuộc phiêu lưu.

Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice

Giống như thi The Voice, cuộc chiến giành học bổng tiến sĩ cũng có vòng giấu mặt, đối đầu... Nhưng bạn không nhất thiết phải là quán quân để có một sự nghiệp thành công.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm