Các ngành Kỹ thuật cho ra lò nhiều triệu phú nhất, tiếp sau đó là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kinh tế và Luật. Bản đánh giá này được thực hiện bởi tạp chí quản lý tài sản SPEAR và công ty tư vấn WealthInsight, trong đó khảo sát khoảng 70.000 triệu phú trên khắp thế giới (những người có tài sản từ 1 triệu đô trở lên, bao gồm cả nhà ở).
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, kết quả khảo sát có gây hiểu nhầm đôi chỗ bởi vì nhiều triệu phú học ngành kỹ thuật kiếm được tiền nhờ làm kinh doanh. “Thú vị là một số tấm bằng bị vứt xó ngay sau khi tốt nghiệp. Ví dụ như hầu hết triệu phú tốt nghiệp ngành kỹ thuật đều không trở thành kỹ sư, mà làm doanh nhân”, ông Oliver Williams tới từ WealthInsight nhận định. “Cũng tương tự như vậy với hầu hết những người học chính trị và luật. Họ không làm nghề của mình mà hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính”.
Kết quả khảo sát cũng xóa tan huyền thoại về những triệu phú bỏ học như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg, bởi chỉ có khoảng 1% triệu phú được khảo sát không có bằng đại học. Điều đó có nghĩa là 99% triệu phú còn lại ít nhất là vẫn cần một tấm bằng.
Không có gì ngạc nhiên khi Harvard và Stanford đứng đầu bảng những ngôi trường sản sinh ra nhiều triệu phú nhất. ĐH California, ĐH Columbia và ĐH Oxford lần lượt nằm trong top 5.
Mỹ là quốc gia có nhiều trường đại học đào tạo ra nhiều triệu phú nhất, với 216 trường trong tổng số 500 trường. Vương quốc Anh xếp thứ 2 với 42 trường, tiếp theo là Canada và Pháp với 27 trường.
Biên tập viên của tạp chí SPEAR, ông Josh Sepro giải thích rằng những trường đào tạo ra nhiều triệu phú nhất thường trang bị cho sinh viên của mình nhiều thứ hơn là những kiến thức học thuật. “Những trường đại học thống trị danh sách này là những trường không chỉ có chất lượng đào tạo mà còn giúp sinh viên thấm nhuần sự tự tin. Họ cũng có mạng lưới cựu sinh viên rất phát triển – những người giúp nâng đỡ các tân cử nhân khi bước chân vào thế giới việc làm”.
Bảng xếp hạng các chuyên ngành và các trường đại học sản sinh ra nhiều triệu phú nhất: