Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Hội chứng hang động: Lo sợ khi trở lại trạng thái bình thường mới

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay lo sợ về những tương tác trực tiếp trong trạng thái bình thường mới, có thể bạn đang mắc hội chứng sau.

cave syndrome,  hoi chung hang dong,  lo so khi phai tai hoa nhap,  binh thuong moi anh 1

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay lo sợ về những tương tác trực tiếp trong trạng thái bình thường mới, có thể bạn đang mắc hội chứng sau.

cave syndrome,  hoi chung hang dong,  lo so khi phai tai hoa nhap,  binh thuong moi anh 2cave syndrome,  hoi chung hang dong,  lo so khi phai tai hoa nhap,  binh thuong moi anh 3

Điểm chính:

  • Cave syndrome có nhiều mức độ khác nhau.
  • Thông tin tiêu cực cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng này.


Cave syndrome là gì?

Việc tái hòa nhập xã hội sau thời gian dài thực hiện giãn cách gây ra không ít khó khăn cho một số người.

Hiện tượng này phổ biến ở nhiều nơi và được tiến sỹ tâm thần học Arthur Bregman gọi là cave syndrome: hội chứng hang động.

Theo ông, những người mắc hội chứng này sẽ cảm thấy lo lắng khi ra khỏi nhà vì sợ sẽ lây lan Covid-19.

Tiến sĩ Bregman cho biết, hội chứng này xảy ra với cả những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Tùy theo phản ứng và sự lo sợ của bạn, cave syndrome sẽ có những mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt tại nhà và những lợi ích của nó mang lại cũng khiến nhiều người không muốn tiếp xúc xã hội trở lại.


Dấu hiệu của cave syndrome

Theo TS. Bregman: "Sự sợ hãi và thiếu tin tưởng đã khiến nhiều người nghĩ rằng, việc ra khỏi nhà sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của họ. Chính vì thế, họ lựa chọn ở nhà ngay cả khi kết thúc giãn cách xã hội."

Từ nguyên nhân này, ta có thể hiểu, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng hang động. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết nó:

  • Bạn bắt đầu cảm thấy thoải mái với việc ở nhà.
  • Trước khi ra ngoài, bạn thường rơi vào trạng thái lo sợ.
  • Các hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài không còn thu hút bạn.
  • Bạn cho rằng làm việc tại nhà sẽ tốt hơn bao giờ hết.


Cách giảm thiểu cảm giác lo lắng khi tái hòa nhập xã hội

PGS. Alan Teo tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Portland) chia sẻ: "Cảm giác lo sợ khi trở lại cuộc sống sau thời gian giãn cách xã hội là một điều bình thường và không cần quá lo lắng về nó."

Tuy nhiên, để tránh những biến chứng nặng nề hơn về mặt tâm lý, bạn cũng có thể thực hiện một vài gợi ý dưới đây từ NBC News để giải quyết hội chứng này.

Định nghĩa trạng thái bình thường mới theo suy nghĩ của mình

Bạn không cần quá cố gắng và gượng ép mình đi theo định nghĩa bình thường của bất cứ ai. Đừng ngần ngại tạo cho mình một định nghĩa mới và sử dụng nó.

Cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác trong việc thích nghi với trạng thái mới này. Bạn có thể ra đường trễ hơn những người xung quanh miễn đó là điều bạn thoải mái. Không nên để bản thân áp lực về nhịp sống của ai khác.

Làm quen dần với trạng thái mới

Bạn không cần ép bản thân trở lại ngay với các hoạt động có sự tiếp xúc với nhiều người. Hãy chọn cho mình một việc làm yêu thích, việc này có thể tự làm một mình hoặc với một vài người quen.

Ví dụ như, gặp gỡ người bạn thân tại nhà riêng của họ - một hoạt động đơn giản nhưng vẫn có những giao tiếp xã hội thông thường. Sau đó, lặp lại điều này vài lần để cơ thể bắt đầu quen với trạng thái mới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ về khoảng thời gian vui vẻ trước đây và lấy đó làm động lực quay trở lại cuộc sống.

Xác định nỗi lo của bản thân

Để giải quyết được vấn đề một cách triệt để, bạn cần tìm ra những nỗi lo vô hình của bản thân.

Hãy suy nghĩ về những điều cản trở quyết định việc ra khỏi nhà, đó có thể là sự ngại ngần về khả năng giao tiếp xã hội hay vấn đề thẻ xanh của người khác,...

Với từng nỗi lo, bạn cần tìm ra hướng giải quyết phù hợp, thay đổi dần suy nghĩ và cập nhật thêm những thông tin mới.

Vân Khanh

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm