Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hội chứng sợ cởi khẩu trang

Khẩu trang trở thành "vật bất ly thân" của con người khi đại dịch nổ ra. Nó có thể che giấu cảm xúc và khiến khuôn mặt trông thu hút hơn.

Trong thời kỳ đại dịch, khẩu trang đã trở thành đồng minh quan trọng. Những chiếc khẩu trang trong thời đại "bình thường mới" không còn là thứ bắt buộc ở nhiều nơi trên thế giới và đang dần trở nên ít phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Đây là tin vui cho thấy dịch bệnh đã được khống chế, nhưng đối với nhiều người, "bình thường mới" là vấn đề. Đặc biệt là sự lo lắng ở những người mà việc đeo khẩu trang mang lại cho họ cảm giác an toàn nhất định.

Những nỗi sợ đó đã hình thành và phát triển thành hội chứng khuôn mặt trống rỗng.

co can deo khau trang nua khong anh 1

Dịch bệnh đã qua, khẩu trang cũng vơi dần trên khuôn mặt của nhiều người. Ảnh: GQ.

Hội chứng khuôn mặt trống rỗng

Hội chứng khuôn mặt trống rỗng là ám ảnh về nỗi sợ hãi khi tháo khẩu trang bởi cảm giác bất an do nhiều người chú ý đến mình.

Sự hoảng loạn về việc loại bỏ khẩu trang đã gây ra cho nhiều người cảm giác bị tổn thương, đau khổ, bất an và thiếu kiểm soát tình hình.

Nhìn chung, có hai cách giải thích cho hội chứng khuôn mặt trống rỗng: Một mặt là nỗi sợ hãi khi mắc phải Covid-19, mặt khác là tiếp xúc thể chất.

Loại thứ hai phổ biến hơn ở thanh thiếu niên, vì giai đoạn này có những thay đổi quan trọng về thể chất như sự xuất hiện của mụn trứng cá, sẹo hoặc để che giấu đi cảm xúc thật.

co can deo khau trang nua khong anh 2

Sau 2 năm sống trong lớp khẩu trang, nhiều người không còn muốn nói chuyện hay đối mặt nơi công sở, trường học. Ảnh: SCMP.

Không muốn sống thật với cảm xúc

Theo bài báo trên tờ New York Times, hội chứng ảnh hưởng nhiều nhất đến những người trẻ tuổi này còn được gọi là "Mask fishing". Xu hướng này xuất hiện trong thời kỳ đại dịch bùng phát, có ý nghĩa là một người trông sẽ đẹp hơn khi đeo khẩu trang. Nói cách khác là dùng khẩu trang để che đi vẻ ngoài thật của họ.

Bên cạnh nỗi lo về vẻ ngoài, người trẻ ngại cởi bỏ khẩu trang vì không muốn để lộ cảm xúc thật. Ẩn mình sau lớp vải đó, họ dễ dàng bày tỏ sự "bằng mặt nhưng không bằng lòng" với các vấn đề đang diễn ra.

Ngoài ra, một số chuyên gia tin rằng sự lo lắng có thể tăng lên vì mọi người cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với những người không đeo khẩu trang.

co can deo khau trang nua khong anh 3

Khẩu trang khiến việc giao tiếp bị hạn chế. Ảnh: The Guardian.

David A. Moscovitch, giáo sư tâm lý học tại Đại học Waterloo, Canada gợi ý trong nghiên cứu của mình rằng việc hạn chế các giao tiếp trong đại dịch làm tăng cảm giác lo lắng xã hội.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia của Mỹ, nỗi lo lắng này có đặc điểm là sợ hãi dữ dội và dai dẳng khi bị người khác quan sát và đánh giá. Những người thường xuyên lo lắng có xu hướng quan tâm đến việc cư xử theo cách phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Hội chứng khuôn mặt trống rỗng sẽ ảnh hưởng đến những người bị bệnh hypochondriasis hoặc có xu hướng lo lắng về sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, những cá nhân cũng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu khi có sợ hãi kinh khủng, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ hãi cụ thể, các cơn hoảng sợ và thậm chí lo lắng tổng quát. Tất nhiên, những người nhút nhát cũng rất dễ mắc phải.

Mặc dù khẩu trang là yếu tố để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh, nó cũng là công cụ khiến con người xa cách. Bỏ khẩu trang và nhìn thấy khuôn mặt của đối phương là cách giúp chúng ta điều chỉnh cảm xúc và làm chủ chính mình.

co can deo khau trang nua khong anh 4

Đeo khẩu trang có rất nhiều lợi ích nhưng đã nảy sinh loại cảm giác không an toàn mới khi họ cởi bỏ nó. Ảnh: Evoke.

Đeo khẩu trang để che giấu cảm xúc khi nói chuyện với sếp

Không chỉ ngăn chặn virus gây bệnh, đeo khẩu trang giúp họ tránh bị chú ý, dễ dàng che giấu cảm xúc, đồng thời là cách thể hiện sự tôn trọng.

Cà vạt có còn tồn tại?

Ngày càng hiếm thấy cà vạt ở nơi làm việc. Phụ kiện thiết yếu một thời này có thể trở lại trong những bối cảnh ít được mong đợi.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm