Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hỏi - đáp cùng Minh Hà: Mang bầu không lo rạn da

Nhiều độc giả của Zing.vn gửi câu hỏi cho bà xã Lý Hải nhờ tư vấn sức khỏe trong thời kỳ mang thai.

Với kinh nghiệm của bà mẹ 3 con và đã tham khảo nhiều bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ, Minh Hà chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với nhiều bà mẹ khác. Dưới đây là lời khuyên của cô về việc phòng chống rạn da khi mang bầu và khắc phục sau sinh.

- Tôi đang mang bầu em bé đầu tiên. Vì tôi chỉ cao chưa được 1,6 m, nên tôi rất sợ những tháng cuối thai kỳ, da sẽ bị rạn. Tôi cần làm gì để ngăn việc rạn và sau khi sinh em bé, nếu có vết rạn, cần làm gì ngay để khắc phục? Thu Thủy (Bắc Giang)

- Đầu tiên, bạn phải hiểu nguyên nhân của rạn da. Khi da bị căng quá mức, cấu trúc collagen và các lớp đàn hồi bị phá vỡ, gây ra các vết nứt trên da.

Rạn da có thể vì bạn tăng cân quá nhiều hoặc do cơ địa. Nếu cấu trúc collagen của da bạn yếu, dễ bị phá vỡ, dù bạn tăng cân không nhiều vẫn có thể bị rạn da. Việc này thường mang yếu tố di truyền.

Ngăn ngừa rạn da sẽ đạt hiệu quả cao khi kết hợp cả trong và ngoài. Tôi hoàn toàn không bị rạn da sau 3 lần mang thai khi áp dụng các biện pháp sau:

1. Lên cân vừa phải

Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng 8-12 kg. Nếu trước khi mang thai, bạn quá gầy hoặc em bé nhỏ quá, có thể tăng nhiều hơn nhưng không nên để quá mập. Tôi từng tăng 17 kg khi mang bầu nhưng vì trước khi mang thai, tôi khá gầy, chỉ có 45 kg.

Lưu ý, các mẹ bầu không nên ăn nhiều đường, tinh bột, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.

Bà xã Lý Hải thon gọn trong những tháng đầu của thai kỳ ở lần mang bầu thứ 3. Ảnh: Minh Hà.

2. Dùng kem chống rạn hoặc tinh dầu dưỡng toàn thân

Tôi nghĩ bước này chỉ hỗ trợ cho da mềm, giúp ngừa và giảm việc rạn nứt hơn khi da căng do cân nặng thay đổi.

Còn việc ngăn chặn 100% việc rạn da thì không thể. Rất nhiều người dùng nhưng vẫn bị rạn. Tuy nhiên, dùng vẫn tốt hơn không.

Lưu ý, các mẹ bầu không nên massage vùng bụng và ngực khi xoa kem, chỉ bôi nhẹ nhàng, nhanh chóng. Việc massage bụng và ngực có thể gây kích thích, dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.

3. Uống nhiều nước để cung cấp đủ độ ẩm cho da

Đây là bước quan trọng giúp da không bị khô, bong tróc và bạn không có cảm giác bị ngứa ở những vùng da căng. Khi da đủ độ ẩm sẽ không tạo điều kiện cho các vết rạn hình thành.

4. Chế đô ăn đa dạng giàu vitamin và protein

Đặc biệt là vitamin A, C, E, omega 3, các chất chống ôxy hóa… để tăng độ đàn hồi cho da.

Nếu mẹ bầu không ăn được nhiều do bị nghén nên uống thêm vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai

5. Tập thể dụng nhẹ nhàng giúp duy trì sự đàn hồi cho da

Về các vết rạn sau sinh, theo tôi biết, không thể trị hết hoàn toàn các vết rạn.

Một số người bạn của tôi dùng rượu nghệ bôi kiên trì trong một thời gian dài, vết rạn có mờ đi. Hiện có nhiều spa sử dụng công nghệ laser để mờ vết rạn, các mẹ có thể tham khảo thêm.

Minh Hà

Bạn có thể quan tâm