Với môi trường đại học năng động, đào tạo theo định hướng hội nhập, sinh viên chắc chắn sẽ có nền tảng vững vàng để phát triển 2 khả năng này.
Hội nhập: Không chỉ cần giỏi tiếng Anh
Nói đến hội nhập, nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Nhưng đây chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải tất cả. Và hội nhập không chỉ là yêu cầu của riêng sinh viên nhóm ngành ngoại ngữ.
Chẳng hạn tại Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech), các chương trình hợp tác, giao lưu quốc tế được tổ chức thường xuyên cho sinh viên tất cả ngành đào tạo tại trường. Bởi trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, sinh viên bất kỳ ngành nào cũng cần đến kỹ năng hội nhập nếu muốn khẳng định bản thân trong môi trường quốc tế.
Sinh viên Hutech thường xuyên tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi học kỳ với sinh viên quốc tế. |
Các chương trình giao lưu quốc tế, học kỳ quốc tế mang đến cho sinh viên Hutech cơ hội cùng học tập, làm bài tập nhóm, thực hiện đồ án, trao đổi ý tưởng khởi nghiệp với sinh viên các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản... ngay tại trường. Sinh viên không chỉ trau dồi tiếng Anh mà còn có thể học hỏi phương pháp học tập, tác phong làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên các nước, từ đó hình thành tư duy hội nhập.
Phát triển kỹ năng mềm trong môi trường đa văn hóa giúp sinh viên Hutech dễ dàng hội nhập quốc tế. |
Ngoài ra, ý thức trau dồi kỹ năng mềm cũng là điều sinh viên nên quan tâm. Trong môi trường làm việc đa văn hóa, yêu cầu công việc cao thì kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc, kỹ năng thiết lập mạng lưới networking... hay những hiểu biết văn hóa các nước cũng góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Và các chương trình như trên chính là “giảng đường” để phát triển các kỹ năng như thế.
Khởi nghiệp để khẳng định bản lĩnh
Khởi nghiệp là con đường để sinh viên 4.0 khẳng định bản thân, tạo ra những giá trị cho xã hội. Khởi nghiệp thành công không chỉ cần ý tưởng độc đáo mà còn cần chuẩn bị tích cực, thực hiện hiệu quả.
Hoài Nhân (co-founder ColorME, thành viên dự án MicroPush giành giải nhất cuộc thi Thanh niên khởi nghiệp Việt - Hàn 2017, cựu sinh viên CNTT Hutech) quan niệm đôi khi việc trùng ý tưởng có thể xảy ra, quan trọng là cách mình giải quyết vấn đề hiệu quả hơn người khác hay không.
Đồng chủ nhân startup sở hữu 4 cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM này cũng chia sẻ: “Mình mong các bạn sinh viên có thể thấy được tầm quan trọng của các môn học ở trường, vì khi đi làm thì đó chính là điểm bắt đầu, sẽ không ai dạy lại những kiến thức đó”.
Lê Ngọc Biết khởi nghiệp với tranh vảy cá Vava nhờ các kiến thức thực tế được trang bị tại trường. |
Kỹ năng mềm phát triển từ môi trường đại học năng động, sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè... cũng là “doping” đáng giá. Lê Ngọc Biết - cha đẻ của ý tưởng startup tranh vảy cá Vava, sinh viên năm 3 ngành marketing Hutech - chia sẻ: “Cùng với kiến thức chuyên môn, em còn được trang bị nền tảng về khởi nghiệp trong quá trình học tập tại Hutech. Nhà trường, thầy cô luôn tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện ý tưởng”. Nhưng điều quan trọng nhất với mỗi startup sinh viên có lẽ chính là nghị lực của các bạn, khi dám đánh thức tiềm năng bản thân để bắt kịp “cơn bão 4.0”.