Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hôm nay nắng nóng trên 41 độ C, coi chừng kiệt sức, đột quỵ

Các chuyên gia cảnh báo nắng nóng gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ khi con người tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Ngày 22/6, ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam, gây hiệu ứng Phơn mạnh nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Nền nhiệt độ phổ biến 36-39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 41 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10h-18h.

Cảnh báo nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới; ở Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.

Dot quy do nang nong anh 1
Nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ có khả năng kéo dài 1-2 ngày tới. Ảnh: Phạm Thắng.

Nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư.

Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…

Dự báo trong 2 ngày tới, chỉ số tia UV ở Hà Nội, Đà Nẵng có giá trị từ 8-10, ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Bắc Bộ: Cấp 1.

Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Trung Bộ: Cấp 2.

Nắng nóng gay gắt dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ Thời tiết nắng nóng rất dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ, đặc biệt với những người bị tăng huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.

Sử dụng điều hòa đúng cách để bảo vệ cơ thể ngày nắng nóng

Để tránh sốc nhiệt, người dùng nên để nhiệt độ chênh lệch 5-7 độ C, tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng 15-20 phút để cơ thể thích ứng dần với nhiệt độ bên ngoài.



https://suckhoedoisong.vn/hom-nay-nang-nong-dac-biet-gay-gat-coi-chung-kiet-suc-dot-quy-n159306.html

Theo Dương Hải/ Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm