Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Hơn 16 triệu USD cho bức tranh thất lạc gần thế kỷ

Một bức chân dung thuộc giai đoạn đầu của danh họa người Áo Gustav Klimt lần đầu tiên được trưng bày và chào bán với mức giá 16,3 triệu USD.

Gustav Klimt,  tac pham nghe thuat,  William Nii Nortey Dowuona anh 1

Bức chân dung Thân vương William Nii Nortey Dowuona bởi họa sĩ Gustav Klimt. Ảnh: Wienerroither & Kohlbacher.

Portrait of Prince William Nii Nortey Dowuona, tác phẩm của họa sĩ Gustav Klimt, vừa được trưng bày công khai lần đầu sau khi thất lạc kể từ những năm 1930.

Tác phẩm hiện được trưng bày tại phòng tranh Wienerroither & Kohlbacher (W&K) tại Vienna (Áo) nhân dịp hội chợ nghệ thuật TEFAF Maastricht và rao bán với mức giá 15 triệu euro (khoảng 16,3 triệu USD).

Bức chân dung năm 1897 đánh dấu giai đoạn chuyển đổi phong cách của Klimt, ngay trước khi danh họa chuyển sang trường phái “Tân nghệ thuật” (Art Nouveau), phong cách đặc trưng trong sự nghiệp sau này của ông.

Khi hai nhà sưu tập liên hệ với W&K vào năm 2023, khung tranh bị bám bẩn nặng và con dấu của Klimt gần như không còn rõ ràng. Phòng tranh đã liên hệ với nhà sử học nghệ thuật Alfred Weidinger, người đã dành hai thập kỷ tìm kiếm tác phẩm này, và ông xác nhận đây chính là bức tranh gốc.

Bức tranh khắc họa Thân vương William Nii Nortey Dowuona, một thành viên hoàng tộc của vương quốc người Ga ở Tây Phi vào thế kỷ trước (nay thuộc Ghana). Tác phẩm được hoàn thành trong thời gian diễn ra triển lãm Völkerschau tại Vienna năm 1897.

Triển lãm Völkerschau là một dạng triển lãm dân tộc học thời kỳ thực dân, phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ 19 và 20, nơi những người châu Âu quan sát người từ các vùng đất xa lạ như châu Phi.

Nghiên cứu của Weidinger về triển lãm này cho thấy một số người từ Osu, quê hương của vị Thân vương này, từng được đưa đến Vienna để “trưng bày”. Weidinger cũng nhận định rằng bức chân dung này có thể là một tác phẩm được đặt vẽ nhưng cuối cùng vẫn thuộc về chính họa sĩ.

Gustav Klimt,  tac pham nghe thuat,  William Nii Nortey Dowuona anh 2

Gustav Klimt vào năm 1902. Ảnh: Österreichische Nationalbibliothek

Tác phẩm từng được đấu giá từ bộ sưu tập cá nhân của Klimt vào năm 1923, nhưng không rõ có được bán hay không.

Đến năm 1928, tác phẩm xuất hiện trở lại trước công chúng khi nhà sưu tập Ernestine Klein, chủ sở hữu bức tranh, cho mượn để trưng bày tại triển lãm tưởng niệm danh họa tại Vienna Secession.

Ernestine và chồng, Felix, rời khỏi Vienna vào năm 1938 để chạy trốn đến Monaco ngay trước Thế chiến II, song số phận của bức tranh sau đó vẫn là một bí ẩn cho đến năm 2023.

Sau quá trình phục chế kỹ lưỡng và một thỏa thuận bồi thường với những người thừa kế của gia đình Klein, tác phẩm chính thức tái xuất trước công chúng.

Hành trình bí ẩn của bức tranh khiến nó trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi được khai thác thành phim tài liệu, do InterSpot Film sản xuất và dự kiến phát sóng vào năm 2025.

Gustav Klimt,  tac pham nghe thuat,  William Nii Nortey Dowuona anh 3

Tác phẩm Lady with fan (Quý bà cầm quạt) lập kỷ lục đấu giá tranh của Gustav Kilmt với giá gõ búa 108,4 triệu USD. Ảnh: Alamy

Năm ngoái, bức tranh Portrait of Fräulein Lieser (Chân dung Fräulein Lieser) của Klimt, từng bị thất lạc trong thời gian dài và được cho là một trong những tác phẩm cuối cùng của ông, đã được bán với giá 30 triệu euro (32 triệu USD).

Kiệt tác cuối cùng của ông, Lady with fan (Quý bà cầm quạt), lập kỷ lục vào năm 2023 khi được bán với giá 85,3 triệu bảng Anh (108,4 triệu USD) tại London từ bộ sưu tập của cố đồng sáng lập Microsoft, Paul G. Allen.

Không chỉ phá vỡ kỷ lục đấu giá tranh của Klimt, bức tranh này còn trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất từng được bán tại một cuộc đấu giá ở châu Âu.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.

Khánh An

Bạn có thể quan tâm