![]() |
Người dân biểu tình phản đối Tổng thống Trump cắt giảm tài trợ và áp đặt lệnh trừng phạt lên các trường đại học, ngày 17/4. Ảnh: NYT. |
Động thái này diễn ra sau khi Đại học Harvard khởi kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump vì quyết định đóng băng hàng tỷ USD tiền tài trợ liên bang.
Tuyên bố được đăng tải công khai, có chữ ký của các hiệu trưởng từ lớn đến nhỏ như Princeton, Brown, Harvard, Columbia, Đại học Hawaii hay Cao đẳng Cộng đồng Bang Connecticut...
Nội dung tuyên bố chỉ trích "sự lạm quyền và can thiệp chính trị chưa từng có của chính phủ, đang gây nguy hiểm cho nền giáo dục đại học Mỹ".
Các hiệu trưởng và lãnh đạo các hội học thuật khẳng định họ "cùng chung tiếng nói" và kêu gọi "sự hợp tác mang tính xây dựng" với chính quyền.
"Chúng tôi sẵn sàng đón nhận các cải cách hợp lý và không phản đối giám sát từ chính phủ theo đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, chúng tôi kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm quá mức của chính phủ vào cuộc sống của những người học tập, sinh sống và làm việc trong khuôn viên trường", tuyên bố khẳng định.
Tuyên bố chung này là động thái phản đối mới nhất từ các trường đại học Mỹ, trong bối cảnh chính quyền Trump đang tìm cách sử dụng nguồn tài trợ liên bang cho nghiên cứu y tế và khoa học như một công cụ để cải tổ hệ thống giáo dục đại học.
Hành động diễn ra sau cuộc họp của hơn 100 lãnh đạo đại học do Hiệp hội Cao đẳng và Đại học Mỹ (AACU) và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ tổ chức vào tuần trước, nhằm "cùng nhau lên tiếng trong thời điểm quan trọng này", theo lời Lynn Pasquerella (Chủ tịch AAC&U).
Theo Reuters, Nhà Trắng hiện chưa đưa ra phản hồi về tuyên bố này. Khi được hỏi về vụ kiện mà Harvard mới đệ trình, thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố chính phủ sẽ phản hồi tại tòa án.
"Rất đơn giản. Nếu muốn nhận tiền tài trợ liên bang, hãy tuân thủ luật liên bang", bà Leavitt nói.
Harvard và các trường đại học khác khẳng định họ luôn tuân thủ pháp luật, trong khi chính phủ đang vi phạm luật liên bang về quy trình tố tụng công bằng trong việc chấm dứt tài trợ.
Một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện (kết thúc ngày 21/4) cho thấy 57% người được hỏi (trong đó có 1/3 là đảng viên Cộng hòa) phản đối quan điểm cho rằng "tổng thống Mỹ có quyền cắt giảm ngân sách cho các trường đại học nếu bất đồng về cách quản lý".
Căng thẳng giữa đại học Mỹ và chính quyền Trump leo thang từ cuối tháng 3, khi chính phủ đã có nhiều động thái mạnh tay nhắm vào các trường đại học danh tiếng.
Trong cuộc đối đầu giữa chính quyền và các trường đại học, Harvard coi các yêu cầu của chính phủ là mối đe dọa đối với quyền tự chủ của các trường đại học Mỹ, vốn được Tòa án Tối cao công nhận từ lâu.
Trong khi đó, chính quyền Trump xem Harvard là "chướng ngại vật" đầu tiên trong nỗ lực thay đổi các trường đại học mà Đảng Cộng hòa cho là "ổ nhóm của chủ nghĩa tự do và bài Do Thái". Họ nhắm vào nguồn tài trợ nghiên cứu để gây áp lực.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.